Người dân châu Âu ngày càng hoài nghi các lợi ích khi ở lại EU
Theo đó, tại các quốc gia đã gia nhập EU từ lâu và người dân vốn khá “yêu quý” EU, tỷ lệ người phản đối EU bắt đầu tăng lên. Tại Pháp, tỷ lệ này tăng lên 38% trong vòng 1 năm qua, trong khi số người ủng hộ EU giảm khoảng 17%.
Tại 10 quốc gia được khảo sát, hầu hết tỷ lệ người dân hoài nghi về những lợi ích của việc ở lại khối EU thường cao hơn so với tỷ lệ được ghi nhận tại Pháp. Thậm chí, ở một số quốc gia giàu có và là thành viên lâu đời của EU như Đức, tỷ lệ người ủng hộ EU cũng chỉ không quá 50% và đang có xu hướng giảm.
Trong khi đó, người dân tại các quốc gia thành viên mới gia nhập vẫn rất tin tưởng vào những lợi ích của việc gia nhập “ngôi nhà chung” khi tỷ lệ ủng hộ EU vẫn duy trì ở mức khá cao. Có tới 72% người dân Ba Lan được hỏi bày tỏ sự ủng hộ với EU, trong khi tỷ lệ này ở Hungary là 61%.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhiều người phản đối cách mà liên minh ứng phó với những khủng hoảng kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đặc biệt tại các quốc gia nhiều nợ nần tại Nam Âu.
Có tới 92% người được hỏi tại Hy Lạp không đồng tình với cách thức quản lý kinh tế hiện tại của EU, trong khi tỷ lệ này ở Italy là 68%, 66% ở Pháp và 65% tại Tây Ban Nha.
Khảo sát của Pew cũng dự báo cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề đi hay ở của Anh tại EU sẽ cho kết quả sít sao, với 48% cử tri sẽ bỏ phiếu ủng hộ Anh ra khỏi EU và 44% cử tri bỏ phiếu đối lập.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, trong cuộc tranh luận phát trực tiếp trên sóng truyền hình với ông Nigel Farage, người đứng đầu phe ủng hộ Anh rời EU hay còn gọi là Brexit, Thủ tướng Anh David Cameron đã khẳng định việc giữ quốc gia này ở lại EU là một việc làm đúng đắn và cần thiết mà mỗi công dân cần thực hiện để hướng tới xây dựng một nước Anh vĩ đại.
Ông Cameron cũng cho rằng quan điểm của ông Farage là “thiển cận”, hướng tới một nước Anh nhỏ bé và chấp nhận “là những kẻ bỏ cuộc”. Ông Cameron cũng bày tỏ những lo ngại sâu sắc về những hậu quả kinh tế mà Brexit có thể gây ra.
Chỉ còn 16 ngày nữa trước khi cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề nóng hổi này sẽ diễn ra tại Anh. Các khảo sát mới vẫn cho thấy kết quả sít sao khi phe ủng hộ Thủ tướng Cameron đang chiếm ưu thế mong manh với 51%, trong khi phe phản đối đang ở mức 49%./.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc tại Liên bang Nga  (08/06/2016)
Hậu Giang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới  (08/06/2016)
Diễn đàn hợp tác Á - Âu trước thách thức đổi mới  (08/06/2016)
Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020  (08/06/2016)
Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020  (08/06/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ ngày 30-5 đến ngày 5-6-2016)  (08/06/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay