Việt Nam đề xuất xây dựng Bộ Quy tắc dành cho máy bay tại Biển Đông
22:13, ngày 26-05-2016
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 10 (ADMM 10), chiều 25-5, Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc lần thứ 6 đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự hội nghị.
Tại đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã đề nghị các nước ASEAN và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác, thông qua các hoạt động tuần tra chung, chống khủng bố, diễn tập trên biển.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Trung Quốc đều đánh giá cao vai trò quan trọng trong hợp tác về an ninh quốc phòng, cho rằng hiện nay khu vực vẫn đang đứng ở vị trí hòa bình và ổn định, tuy nhiên đang tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa tới hòa bình và ổn định, do đó các bên đều cam kết.
Các bộ trưởng khẳng định thực hiện các cam kết khu vực, giải quyết các vấn đề bằng phương pháp hòa bình, không đe dọa và sử dụng vũ lực, đồng thời tiến hành các hợp tác thực chất, cụ thể hơn.
Phát biểu tại Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao ý nghĩa của cuộc gặp, cho đây là một hình thức cần thiết và hữu hiệu để ASEAN và đối tác chiến lược quan trọng của mình trong khu vực cùng trao đổi những vấn đề quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự nhằm góp phần xây dựng và duy trì lòng tin, đưa ra những biện pháp để đối phó với những thách thức an ninh chung, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận của ASEAN cũng như sự gắn kết vì lợi ích chung giữa ASEAN và Trung Quốc, đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp của Trung Quốc trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, đặc biệt là sự đóng góp tích cực vào các cơ chế hợp tác quốc phòng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo như ADMM+ và ARF trong thời gian qua. Tuy nhiên, sự hợp tác này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của hai bên.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hợp tác cả song phương lẫn đa phương giữa các quốc gia ASEAN với nhau cũng như giữa ASEAN với đối tác, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, quân sự, coi đó là biện pháp để tạo môi trường hòa bình, ổn định, phát triển và bình đẳng.
Bộ trưởng đồng thời cho rằng bên cạnh nỗ lực của ASEAN, còn đòi hỏi sự hỗ trợ, đóng góp của các đối tác bên ngoài ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã đưa ra hai đề xuất. Thứ nhất, cần tăng cường duy trì trao đổi, tham vấn để chia sẻ thông tin qua nhiều hình thức, cả song phương và đa phương, tích cực nghiên cứu khả năng thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin qua các hoạt động trên thực địa, đặc biệt là trên biển, trong đó đề xuất về việc mở rộng phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) cho tàu công vụ của ASEAN và Trung Quốc cũng như xây dựng một Bộ Quy tắc tương tự dành cho máy bay tại khu vực Biển Đông là rất đáng quan tâm; nếu được triển khai, điều này sẽ góp phần quan trọng vào giảm bớt nguy cơ có thể dẫn đến những tính toán sai lầm.
Bên lề ADMM 10, chiều 25-5, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein.
Trong cuộc gặp, hai Bộ trưởng đã thảo luận về tình hình khu vực của mỗi nước, nhất trí hai Bộ quốc phòng cần tiếp tục các biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ giữa quân đội hai nước, góp phần vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Malaysia./.
Tại đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã đề nghị các nước ASEAN và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác, thông qua các hoạt động tuần tra chung, chống khủng bố, diễn tập trên biển.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Trung Quốc đều đánh giá cao vai trò quan trọng trong hợp tác về an ninh quốc phòng, cho rằng hiện nay khu vực vẫn đang đứng ở vị trí hòa bình và ổn định, tuy nhiên đang tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa tới hòa bình và ổn định, do đó các bên đều cam kết.
Các bộ trưởng khẳng định thực hiện các cam kết khu vực, giải quyết các vấn đề bằng phương pháp hòa bình, không đe dọa và sử dụng vũ lực, đồng thời tiến hành các hợp tác thực chất, cụ thể hơn.
Phát biểu tại Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao ý nghĩa của cuộc gặp, cho đây là một hình thức cần thiết và hữu hiệu để ASEAN và đối tác chiến lược quan trọng của mình trong khu vực cùng trao đổi những vấn đề quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự nhằm góp phần xây dựng và duy trì lòng tin, đưa ra những biện pháp để đối phó với những thách thức an ninh chung, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận của ASEAN cũng như sự gắn kết vì lợi ích chung giữa ASEAN và Trung Quốc, đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp của Trung Quốc trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, đặc biệt là sự đóng góp tích cực vào các cơ chế hợp tác quốc phòng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo như ADMM+ và ARF trong thời gian qua. Tuy nhiên, sự hợp tác này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của hai bên.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hợp tác cả song phương lẫn đa phương giữa các quốc gia ASEAN với nhau cũng như giữa ASEAN với đối tác, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, quân sự, coi đó là biện pháp để tạo môi trường hòa bình, ổn định, phát triển và bình đẳng.
Bộ trưởng đồng thời cho rằng bên cạnh nỗ lực của ASEAN, còn đòi hỏi sự hỗ trợ, đóng góp của các đối tác bên ngoài ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã đưa ra hai đề xuất. Thứ nhất, cần tăng cường duy trì trao đổi, tham vấn để chia sẻ thông tin qua nhiều hình thức, cả song phương và đa phương, tích cực nghiên cứu khả năng thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin qua các hoạt động trên thực địa, đặc biệt là trên biển, trong đó đề xuất về việc mở rộng phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) cho tàu công vụ của ASEAN và Trung Quốc cũng như xây dựng một Bộ Quy tắc tương tự dành cho máy bay tại khu vực Biển Đông là rất đáng quan tâm; nếu được triển khai, điều này sẽ góp phần quan trọng vào giảm bớt nguy cơ có thể dẫn đến những tính toán sai lầm.
Bên lề ADMM 10, chiều 25-5, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein.
Trong cuộc gặp, hai Bộ trưởng đã thảo luận về tình hình khu vực của mỗi nước, nhất trí hai Bộ quốc phòng cần tiếp tục các biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ giữa quân đội hai nước, góp phần vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Malaysia./.
Thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát việc xử lý các vụ án tham nhũng  (26/05/2016)
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực trực tiếp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam  (26/05/2016)
Công bố chất lượng muối ăn ở biển miền Trung sau vụ cá chết  (26/05/2016)
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới với nhiều hoạt động thiết thực  (26/05/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay