Tỷ lệ cử tri cả nước đã đi bầu cử đạt khoảng trên 70%
Một số địa phương đã có trên 70% cử tri tiến hành bầu cử như Hà Giang; Cà Mau khoảng 60%, các địa phương miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An cũng khoảng xấp xỉ 70%; một số điểm bầu cử tại Hà Nội hiện đã đạt 100%. Tính đến thời điểm này, tỷ lệ cử tri cả nước đã đi bầu cử đạt khoảng trên 70%.
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đánh giá nhân dân phấn khởi, nô nức đi bầu cử, không khí trong cả nước thực sự là ngày hội lớn. Ở Hà Nội có cụ 107 tuổi vẫn đi bỏ phiếu, hay những người trẻ mới lần đầu đi bỏ phiếu cũng rất phấn khởi.
Nhiều địa phương đã có cách làm hay, sáng tạo như in danh sách, thông tin đại biểu gửi đến từng gia đình để người dân có điều kiện tìm hiểu, trao đổi, mạn đàm về những ứng cử viên mình tin tưởng; hay tỉnh Hậu Giang đã lập bản đồ các điểm bầu cử để tiến hành quản lý, giúp công tác đảm bảo an ninh trật tự sâu sát hơn. Các địa phương còn thực hiện tốt về công tác thông tin tuyên truyền cho bầu cử.
Cho đến thời điểm hiện tại, tình hình bầu cử trên cả nước vẫn đang diễn ra bình thường, không có vấn đề gì vi phạm và đặc biệt là không phát hiện thấy có trường hợp nào bầu hộ, bầu thay. Điều đó chứng tỏ công tác tuyên truyền cũng như sự vào cuộc của báo chí thời gian vừa qua rất tốt, giúp người dân nâng cao nhận thức về vấn đề này, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia nhận định.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh cuộc bầu cử lần này có nhiều điểm mới so với trước đây, ngay từ công tác nhân sự đến cách thức tiến hành.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân đã quy định rất rõ, tỷ lệ nữ chiếm tới 35% trong danh sách các ứng cử viên; tỷ lệ người dân tộc thiểu số đưa vào danh sách ứng cử 18%…
Quyền được đi bỏ phiếu của cử tri cũng mở rộng, ví dụ những người đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc cai nghiện ma túy bắt buộc cũng được phép bỏ phiếu. Đây là điểm rất mới, đảm bảo đúng theo tinh thần của Hiến pháp, đề cao quyền con người và quyền của công dân.
Lần này chúng ta cũng thực hiện công khai việc kiểm phiếu. Theo quy định, các ứng cử viên, người được ứng cử viên ủy quyền; cơ quan của ứng cử viên và báo chí được tiếp cận và chứng kiến việc mở hòm phiếu và kiểm phiếu để đảm bảo tính công khai, công bằng của bầu cử.
Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia đề nghị người dân cả nước hãy phát huy quyền và trách nhiệm công dân của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Người dân không nên bầu hộ, bầu thay mà hãy trực tiếp cầm lá phiếu của mình để bầu ra người đại diện xứng đáng.
Đồng thời đề nghị các Tổ Bầu cử đảm bảo thực hiện quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân, đảm bảo việc giám sát bầu cử, góp phần cho công tác bầu cử công khai, minh bạch và thành công tốt đẹp./.
Chương trình nghệ thuật “Ngày hội non sông" chào mừng ngày bầu cử  (22/05/2016)
Tổ chức cho 30.000 cử tri đang bị tạm giam, tạm giữ tham gia bầu cử  (22/05/2016)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân kiểm tra các điểm bỏ phiếu tại TP. Hồ Chí Minh  (22/05/2016)
Cảm xúc của những bạn trẻ lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử  (22/05/2016)
Không khí Ngày hội bầu cử ở các địa phương  (22/05/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu bầu cử  (22/05/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên