Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài
22:50, ngày 05-05-2016
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida thăm chính thức Việt Nam từ ngày 05 đến ngày 06-5-2016. Chiều 05-5-2016, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi lời thăm hỏi và chia buồn tới người dân tỉnh Kumamoto đối với những tổn thất về người và tài sản do các trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực này tháng Tư vừa qua. Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida đã cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đối với những mất mát của người dân Nhật Bản trong những trận động đất này.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, ngày càng mạnh mẽ và toàn diện của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian qua; trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 9-2015, đồng thời chuẩn bị nội dung để Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản vào cuối tháng 5-2016 và hội đàm song phương với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, đối thoại ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, phát huy hiệu quả các cơ chế đối thoại hiện có.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam, tiếp tục coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida nhấn mạnh Nhật Bản coi trọng và mong muốn đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng và thực chất hơn nữa, nhất trí hỗ trợ và hợp tác tích cực với Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tiếp tục hỗ trợ trong lĩnh vực rà phá bom mìn.
Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM); tăng cường hợp tác trong các liên kết kinh tế quốc tế như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bộ trưởng Fumio Kishida khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong công tác chuẩn bị Năm APEC 2017.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ sự quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với tình hình Biển Đông thời gian gần đây.
Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, các bên liên quan không được có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp trên Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, ngày càng mạnh mẽ và toàn diện của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian qua; trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 9-2015, đồng thời chuẩn bị nội dung để Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản vào cuối tháng 5-2016 và hội đàm song phương với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, đối thoại ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, phát huy hiệu quả các cơ chế đối thoại hiện có.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam, tiếp tục coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida nhấn mạnh Nhật Bản coi trọng và mong muốn đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng và thực chất hơn nữa, nhất trí hỗ trợ và hợp tác tích cực với Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tiếp tục hỗ trợ trong lĩnh vực rà phá bom mìn.
Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM); tăng cường hợp tác trong các liên kết kinh tế quốc tế như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bộ trưởng Fumio Kishida khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong công tác chuẩn bị Năm APEC 2017.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ sự quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với tình hình Biển Đông thời gian gần đây.
Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, các bên liên quan không được có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp trên Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Các địa phương hoàn tất công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021  (05/05/2016)
Tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế  (05/05/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Vùng 4 Hải quân  (05/05/2016)
Doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao nền kinh tế  (05/05/2016)
Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam  (05/05/2016)
Cần nhân rộng mô hình hợp tác kinh tế Việt Nam-Italy  (05/05/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên