Các địa phương hoàn tất công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
22:47, ngày 05-05-2016
TCCSĐT - Căn cứ Điều 64 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử được tiến hành từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử (ngày 27-4) và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 07 giờ ngày 21-5).
Tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử
Người ứng cử thực hiện vận động bầu cử bằng các hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử; thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
Đây là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử; trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Việc vận động bầu cử phải đảm bảo nguyên tắc tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.
Hướng dẫn tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 19/4 nêu rõ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị (các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị quân sự, công an) và cử tri ở địa phương.
Trường hợp đặc biệt, do điều kiện khách quan mà Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không thể trực tiếp chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử nào thì phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện chủ trì, tuy nhiên Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vẫn phải cử cán bộ của mình tham dự hội nghị tiếp xúc nhằm chủ động nắm tình hình và bảo đảm cho hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử được thực hiện an toàn, đúng luật.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương...
Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 66, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và gửi ngay báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kịp thời tổng hợp báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV.
Thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ ngày 04-5-2016, các địa phương bắt đầu tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử; trong đó mở đầu là các đại biểu ứng cử tại đơn vị quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ), thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và các đơn vị bầu cử tại các tỉnh, thành Hậu Giang, Đà Nẵng, Đắk Nông, Bình Dương...
Hai tàu hải quân xuất phát làm công tác bầu cử tại Trường Sa
Sáng 05-5-2016, hai tàu hải quân mang biển số 639 và 633 thuộc Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) đã rời quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa lên đường ra quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ triển khai sớm công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Hai tàu hải quân mang theo các thùng phiếu, phiếu bầu, thẻ cử tri, con dấu của các tổ bầu cử, danh sách và tiểu sử các đại biểu ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân huyện Trường Sa và tỉnh Khánh Hòa để phục vụ công tác bầu cử tại các đảo.
Thượng tá Đào Giang Hải, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác trên tàu hải quân 633 cho biết đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp của toàn quân, toàn dân trên cả nước trong đó có quân và dân huyện đảo Trường Sa; là dịp để cử tri lựa chọn những đại biểu có đức, có tài, có tâm vào Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp, qua đó phản ánh tâm tư của cử tri cả nước cũng như của quân và dân huyện đảo Trường Sa về các vấn đề xã hội, đặc biệt là những vấn đề phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Huyện Trường Sa có 6 đơn vị bầu cử với 24 khu vực bỏ phiếu. Trong đó, khối bờ (bầu cử ngày 22/5) có 3 đơn vị bầu cử với 3 khu vực bỏ phiếu; khối đảo (bầu cử ngày 15/5) có 3 đơn vị bầu cử với 21 khu vực bỏ phiếu. Các cử tri sẽ tiến hành bầu 30 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Trường Sa nhiệm kỳ 2016-2021 trong tổng số 48 đại biểu ứng cử.
Tại các đơn vị bầu cử ngoài đảo, công tác tuyên truyền cho ngày bầu cử đến cử tri đang được đẩy mạnh thông qua những khẩu hiệu, panô, áp phích; các chương trình phát thanh, các bản tin về những điểm mới trong công tác bầu cử, quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, tiêu chuẩn của người ứng cử và các quy định về trình tự, thể thức bầu cử…
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Trường Sa Phan Ngọc Quang cho biết công tác chuẩn bị bầu cử trên địa bàn huyện được thực hiện chu đáo, đúng quy định, đảm bảo cho ngày bầu cử diễn ra thành công tốt đẹp.Tại những khu vực bầu cử trên đảo, các đơn vị đã tiến hành niêm yết danh sách cử tri và danh sách những người ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn.
Đối với cử tri vãng lai, Ủy ban bầu cử của huyện đã nắm danh sách để làm thẻ cử tri và có dự phòng thẻ cử tri để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Những ngư dân đi khai thác đánh bắt ngoài khơi khi vào các đảo để làm các thủ tục đều được cán bộ, chiến sĩ tuyên truyền phổ biến các quy định về bầu cử.
Quảng Nam được phép bầu cử Quốc hội sớm 3 ngày ở 49 khu vực
Giám đốc Sở Nội vụ, Ủy viên thường trực Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hữu Sáng cho biết: Hội đồng bầu cử Quốc gia đã có công văn đồng ý với đề nghị của Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam.Theo đó, cho phép 49 khu vực tổ chức bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sớm trước ba ngày so với ngày bầu cử của toàn quốc, cụ thể là ngày 19-5, thay cho ngày bầu cử chung của toàn quốc là 22-5-2016.
Các khu vực được bầu cử sớm của tỉnh Quảng Nam gồm 28 khu vực bỏ phiếu ở các xã: Chơ Chun, La EE, La Dee, Đắc Tôi, Đắc Pre, Đắc Pring, Zuooih thuộc huyện Nam Giang; 15 khu vực bỏ phiếu ở xã: Ch'ơm, Ga Ri, A Vương thuộc huyện Tây Giang; khu vực bỏ phiếu số 10 (Trung đoàn BB143), thuộc huyện Thăng Bình; 5 khu vực bỏ phiếu ở xã Tân Hiệp, thành phố Hội An.
Hội đồng bầu cử Quốc gia đề nghị Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 ở khu vực bỏ phiếu sớm nói trên diễn ra theo đúng quy định pháp luật.
Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam cũng vừa có công văn chỉ đạo công tác chuẩn bị bầu cử nói chung và đối với 49 khu vực được phép bầu cử sớm nói riêng.
Cụ thể, đối với 49 khu vực bỏ phiếu sớm của 12 xã thuộc 4 huyện thành phố: Nam Giang, Tây Giang, Thăng Bình, Hội An (vào ngày 19-5), yêu cầu các địa phương khẩn trương kiểm tra, cử cán bộ có trình độ, chuyên môn, am hiểu về nghiệp vụ công tác bầu cử để sớm hướng dẫn cho các Tổ bầu cử, theo dõi tổng hợp tình hình, tổ chức rút kinh nghiệm, kịp thời hoàn chỉnh để ngày hội toàn dân đi bầu cử nói chung và các khu vực được bầu cử sớm nói riêng thành công, an toàn, trang trọng và tiết kiệm./.
Người ứng cử thực hiện vận động bầu cử bằng các hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử; thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
Đây là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử; trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Việc vận động bầu cử phải đảm bảo nguyên tắc tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.
Hướng dẫn tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 19/4 nêu rõ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị (các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị quân sự, công an) và cử tri ở địa phương.
Trường hợp đặc biệt, do điều kiện khách quan mà Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không thể trực tiếp chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử nào thì phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện chủ trì, tuy nhiên Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vẫn phải cử cán bộ của mình tham dự hội nghị tiếp xúc nhằm chủ động nắm tình hình và bảo đảm cho hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử được thực hiện an toàn, đúng luật.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương...
Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 66, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và gửi ngay báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kịp thời tổng hợp báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV.
Thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ ngày 04-5-2016, các địa phương bắt đầu tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử; trong đó mở đầu là các đại biểu ứng cử tại đơn vị quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ), thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và các đơn vị bầu cử tại các tỉnh, thành Hậu Giang, Đà Nẵng, Đắk Nông, Bình Dương...
Hai tàu hải quân xuất phát làm công tác bầu cử tại Trường Sa
Sáng 05-5-2016, hai tàu hải quân mang biển số 639 và 633 thuộc Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) đã rời quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa lên đường ra quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ triển khai sớm công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Hai tàu hải quân mang theo các thùng phiếu, phiếu bầu, thẻ cử tri, con dấu của các tổ bầu cử, danh sách và tiểu sử các đại biểu ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân huyện Trường Sa và tỉnh Khánh Hòa để phục vụ công tác bầu cử tại các đảo.
Thượng tá Đào Giang Hải, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác trên tàu hải quân 633 cho biết đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp của toàn quân, toàn dân trên cả nước trong đó có quân và dân huyện đảo Trường Sa; là dịp để cử tri lựa chọn những đại biểu có đức, có tài, có tâm vào Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp, qua đó phản ánh tâm tư của cử tri cả nước cũng như của quân và dân huyện đảo Trường Sa về các vấn đề xã hội, đặc biệt là những vấn đề phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Huyện Trường Sa có 6 đơn vị bầu cử với 24 khu vực bỏ phiếu. Trong đó, khối bờ (bầu cử ngày 22/5) có 3 đơn vị bầu cử với 3 khu vực bỏ phiếu; khối đảo (bầu cử ngày 15/5) có 3 đơn vị bầu cử với 21 khu vực bỏ phiếu. Các cử tri sẽ tiến hành bầu 30 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Trường Sa nhiệm kỳ 2016-2021 trong tổng số 48 đại biểu ứng cử.
Tại các đơn vị bầu cử ngoài đảo, công tác tuyên truyền cho ngày bầu cử đến cử tri đang được đẩy mạnh thông qua những khẩu hiệu, panô, áp phích; các chương trình phát thanh, các bản tin về những điểm mới trong công tác bầu cử, quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, tiêu chuẩn của người ứng cử và các quy định về trình tự, thể thức bầu cử…
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Trường Sa Phan Ngọc Quang cho biết công tác chuẩn bị bầu cử trên địa bàn huyện được thực hiện chu đáo, đúng quy định, đảm bảo cho ngày bầu cử diễn ra thành công tốt đẹp.Tại những khu vực bầu cử trên đảo, các đơn vị đã tiến hành niêm yết danh sách cử tri và danh sách những người ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn.
Đối với cử tri vãng lai, Ủy ban bầu cử của huyện đã nắm danh sách để làm thẻ cử tri và có dự phòng thẻ cử tri để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Những ngư dân đi khai thác đánh bắt ngoài khơi khi vào các đảo để làm các thủ tục đều được cán bộ, chiến sĩ tuyên truyền phổ biến các quy định về bầu cử.
Quảng Nam được phép bầu cử Quốc hội sớm 3 ngày ở 49 khu vực
Giám đốc Sở Nội vụ, Ủy viên thường trực Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hữu Sáng cho biết: Hội đồng bầu cử Quốc gia đã có công văn đồng ý với đề nghị của Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam.Theo đó, cho phép 49 khu vực tổ chức bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sớm trước ba ngày so với ngày bầu cử của toàn quốc, cụ thể là ngày 19-5, thay cho ngày bầu cử chung của toàn quốc là 22-5-2016.
Các khu vực được bầu cử sớm của tỉnh Quảng Nam gồm 28 khu vực bỏ phiếu ở các xã: Chơ Chun, La EE, La Dee, Đắc Tôi, Đắc Pre, Đắc Pring, Zuooih thuộc huyện Nam Giang; 15 khu vực bỏ phiếu ở xã: Ch'ơm, Ga Ri, A Vương thuộc huyện Tây Giang; khu vực bỏ phiếu số 10 (Trung đoàn BB143), thuộc huyện Thăng Bình; 5 khu vực bỏ phiếu ở xã Tân Hiệp, thành phố Hội An.
Hội đồng bầu cử Quốc gia đề nghị Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 ở khu vực bỏ phiếu sớm nói trên diễn ra theo đúng quy định pháp luật.
Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam cũng vừa có công văn chỉ đạo công tác chuẩn bị bầu cử nói chung và đối với 49 khu vực được phép bầu cử sớm nói riêng.
Cụ thể, đối với 49 khu vực bỏ phiếu sớm của 12 xã thuộc 4 huyện thành phố: Nam Giang, Tây Giang, Thăng Bình, Hội An (vào ngày 19-5), yêu cầu các địa phương khẩn trương kiểm tra, cử cán bộ có trình độ, chuyên môn, am hiểu về nghiệp vụ công tác bầu cử để sớm hướng dẫn cho các Tổ bầu cử, theo dõi tổng hợp tình hình, tổ chức rút kinh nghiệm, kịp thời hoàn chỉnh để ngày hội toàn dân đi bầu cử nói chung và các khu vực được bầu cử sớm nói riêng thành công, an toàn, trang trọng và tiết kiệm./.
Tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế  (05/05/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Vùng 4 Hải quân  (05/05/2016)
Doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao nền kinh tế  (05/05/2016)
Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam  (05/05/2016)
Cần nhân rộng mô hình hợp tác kinh tế Việt Nam-Italy  (05/05/2016)
Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Campuchia  (05/05/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên