Việt Nam mong Nhật Bản tiếp tục ủng hộ trong vấn đề Biển Đông
Chiều 19-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi đến chúc mừng nhân dịp mới được Quốc hội khóa XIII tín nhiệm cao bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời chia buồn trước những tổn thất nặng nề về con người và tài sản mà nhân dân Nhật Bản phải gánh chịu do động đất với cường độ mạnh liên tiếp xảy ra gần đây tại tỉnh Kumamoto (Nhật Bản).
Chủ tịch nước tin tưởng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, ý chí tự lực, tự cường của người dân, Nhật Bản sẽ sớm vượt qua thách thức, khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống người dân vùng chịu thiên tai.
Chủ tịch nước cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Việt Nam sự giúp đỡ có hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trong đó có viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Đại sứ Fukada Hiroshi, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, thương mại, kinh tế, quốc phòng, an ninh, giao lưu nhân dân.
Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Việc hai nước ký Tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam-Nhật Bản vào tháng 9-2015 cho thấy hai bên đã tìm thấy tiếng nói chung trong việc thúc đẩy quan hệ phát triển sâu rộng.
Chủ tịch nước đề nghị Nhật Bản quan tâm một số lĩnh vực để thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa: Tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, chú trọng củng cố sự tin cậy giữa Chính phủ và nhân dân hai nước.
Việt Nam đã quyết định cử đoàn cấp cao do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu sang Nhật Bản dự Hội nghị G7 mở rộng vào tháng 5 sắp tới; tích cực chuẩn bị đón các đoàn cấp bộ trưởng của Nhật Bản sang thăm Việt Nam trong năm 2016.
Thời gian qua hai nước có sự phối hợp tốt tại các diễn đàn quốc tế, trong các vấn đề hai bên cùng quan tâm, vì vậy mong Nhật Bản tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Việt Nam đang đứng trước thách thức về biến đổi khí hậu, mà trước hết là hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Trung-Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ, đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đại sứ Fukada Hiroshi bày tỏ mong muốn, trên cương vị mới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp tục đóng góp hơn nữa cho mối quan hệ giữa hai nước; cảm ơn Chủ tịch nước có sự chia sẻ đối với nạn nhân của các trận động đất ở tỉnh Kumamoto.
Đại sứ Fukada Hiroshi nhấn mạnh, các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển quan hệ tốt đẹp, cởi mở.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, điều này thể hiện qua việc Thủ tướng đã gửi lời mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị G7 mở rộng vào tháng 5 sắp tới.
Đây là dịp để lãnh đạo hai nước xác định tầm mức quan hệ Nhật Bản-Việt Nam và phương hướng quan hệ hai nước trong tương lai.
Về vấn đề Biển Đông, Đại sứ Fukada Hiroshi cho rằng, việc Nhật Bản và Việt Nam phối hợp cùng lên tiếng trong các diễn đàn quốc tế và khu vực ASEAN có ý nghĩa quan trọng, Nhật Bản ủng hộ lập trường không đơn phương giải quyết tranh chấp, bất đồng…
Đại sứ cũng cho rằng vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu là khẩn cấp, nhưng quan trọng hơn là những biện pháp lâu dài, giải quyết triệt để.
Nhật Bản sẽ tiến hành khảo sát, từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu./.
Đắk Nông cấp phát 600 tấn gạo hỗ trợ người dân kỳ giáp hạt  (19/04/2016)
Công bố quy hoạch chi tiết Trung tâm Hoàng thành Thăng Long  (19/04/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Liên bang Nga  (19/04/2016)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đoàn đại biểu Quỹ Vừ A Dính  (19/04/2016)
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sẽ diễn ra vào 29-4  (19/04/2016)
Năm 2017, tăng lương tối thiểu vùng sẽ thấp hơn mức 12,4%  (19/04/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên