Dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường tại cộng đồng
TCCSĐT - Đó là chủ đề Hội thảo báo chí nhân Ngày sức khỏe thế giới (07-4-2016) được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp tổ chức sáng 07-4-2016 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm mục đích nâng cao nhận thức của toàn xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống bệnh đái tháo đường, hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững (SDG 3): “Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người”.
Đến dự Hội thảo có: GS, TS. Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế, TS. Lokky Wai - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, TS. Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đại diện Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Bệnh viện Dinh dưỡng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông - Vận tải, các tổ chức liên quan ở Trung ương và các tổ chức quốc tế,… cùng phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu lên thực trạng Việt Nam đang phải đối mặt với bệnh tật đang gia tăng nhanh và ngày càng trầm trọng của bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung. Các nghiên cứu cho thấy, sau 10 năm từ năm 2002 đến 2012, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần từ 2,7% lên 5,4% và ước tính hiện tại, Việt Nam có khoảng 3 triệu người bị đái tháo đường, đặc biệt trong số đó có tới 60% chưa được phát hiện bệnh. Gánh nặng tử vong và tàn phế do căn bệnh này cũng rất lớn. Đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi.
Theo các chuyên gia y tế, đái tháo đường là căn bệnh mãn tính, được gây nên khi tuyến tụy không sản sinh đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Insulin là một hóc môn điều tiết lượng đường trong máu, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu đường trong máu không thể đi vào tế bào và được đốt cháy thành năng lượng thì nó sẽ tích tụ lại trong máu và gây hại cho cơ thể.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Lokky Wai nhấn mạnh, trong khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến hơn 130 triệu người và gia đình họ, làm tăng gánh nặng y tế cho gia đình và đất nước họ. Hiện nay, ở Việt Nam cứ 1/20 người trưởng thành bị đái tháo đường. Ngày nay, căn bệnh đái tháo đường không chỉ là nỗi lo của những người “có tuổi” mà còn là cú sốc đối với nhiều người trẻ tuổi khi biết mình mắc bệnh đái tháo đường.
TS. Lokky Wai cho biết thêm, các thể bệnh đái tháo đường, gồm có: Cơ thể bệnh nhân đái tháo đường típ 1 không thể tự sản sinh được insulin và vì thế, bệnh nhân cần tiêm insulin. Đái tháo đường típ 2, chiếm khoảng 90% trường hợp, có thể người bệnh thường tự sản sinh được insulin nhưng không đủ hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 thường là người thừa cân, ít vận động. Cuối cùng là đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tạm thời đường máu của người phụ nữ có thai cao hơn mức bình thường nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán. Đái tháo đường là bệnh có thể dự phòng được. Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn hiệu quả tiến triển của bệnh đái tháo đường típ 2. Việc duy trì cân nặng ở mức bình thường, tham gia các hoạt động thể chất và chế độ ăn hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
Ở Việt Nam, để tăng cường phòng, chống bệnh không lây nhiễm, cùng với việc triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu y tế, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 - 2025, trong đó đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể để kiểm soát sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung.
Để dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường, về mặt chính sách cần tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ môi trường, trình Quốc hội phê chuẩn Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, ban hành các chính sách, hướng dẫn để tăng cường dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực cho người dân. Hệ thống y tế cần được củng cố, tiếp tục nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện, đồng thời chú trọng phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, mạng lưới bác sĩ gia đình để truyền thông vận động xã hội, thay đổi hành vi, phòng, chống yếu tố nguy cơ, cung cấp các dịch vụ dự phòng, tư vấn đầy đủ cho người dân, đồng thời bảo đảm người nguy cơ cao, người mắc bệnh đái tháo đường được phát hiện sớm, quản lý điều trị liên tục và lâu dài trong cộng đồng./.
Tân Thủ tướng trả lời phỏng vấn về hoạt động của Chính phủ  (08/04/2016)
Thủ tướng Lào, Trung Quốc chúc mừng tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  (07/04/2016)
Phản đối Trung Quốc đưa vào hoạt động trái phép hải đăng ở đá Subi  (07/04/2016)
Đề cử nhân sự bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân  (07/04/2016)
Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước  (07/04/2016)
Lập ủy ban chuyên gia quốc tế về “Hồ sơ Panama”  (07/04/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên