Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Vịnh Bắc Bộ
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tuyên bố việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 943 ra ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình khu vực đang đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói: “Theo thông báo của phía Trung Quốc, khu vực giàn khoan Hải Dương 943 của Trung Quốc đang hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vực Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang đàm phán để phân định. Vì vậy, các bên liên quan cần tránh các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán, phân định tại vùng biển này”.
Bà Phạm Thu Hằng cũng nhấn mạnh: “Về phần mình, Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan”.
Trả lời câu hỏi về việc 108 lao động Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ vì nhập cư trái phép, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: “Theo thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Tổng Lãnh sự quán đã liên hệ và có công hàm gửi các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để tiến hành bảo hộ công dân. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh cũng cho biết, các lao động trên đang bị tạm giữ tại Bằng Tường, Quảng Tây để phục vụ công tác điều tra. Họ được đối xử nhân đạo và có điều kiện sức khỏe bảo đảm. Sau khi sàng lọc và tìm ra được đối tượng chủ mưu, những người này sẽ bị phía Trung Quốc trục xuất và trao trả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đang tích cực và khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để bám nắm và theo đuổi vụ việc”.
Liên quan đến việc 25 thuyền viên Việt Nam bị bắt ở Malaysia vì nghi đánh cá trái phép, Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đang làm việc với các cơ quan chức năng trong nước và phía Malaysia để xác minh nhân thân cũng như những thông tin liên quan vụ việc; đồng thời thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với các ngư dân Việt Nam.
Về trường hợp Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết vừa bị Malaysia tuyên án tù giam vì tội vận chuyển ma túy, bà Phạm Thu Hằng cho biết: “Vừa qua Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cho biết tòa án liên bang Malaysia đã tuyên án 20 năm tù giam đối với công dân Việt Nam Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết vì tội vận chuyển ma túy. Trước đó, Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết bị bắt tại sân bay Penang, Malaysia vào ngày 26-6-2013 do vận chuyển ma túy.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các cơ quan chức năng trong nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã nỗ lực làm việc với các cơ quan chức năng sở tại nhằm bảo vệ các quyền lợi của công dân Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết. Vụ việc này cũng được các cơ quan chức năng trong nước và lãnh đạo cấp cao Việt Nam quan tâm, trao đổi với lãnh đạo các cơ quan thẩm quyền và lãnh đạo Malaysia”.
Trả lời về việc Australia bắt hai tàu của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia cho biết, ngày 27-3-2016, hai tàu cá cùng 29 ngư dân Việt Nam đã bị phía Australia bắt giữ do vi phạm vùng biển của Australia.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã có công hàm gửi các cơ quan chức năng của Australia, như Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, Lực lượng bảo vệ biên giới và Bộ Di trú, Cơ quan quản lý nghề cá của Australia đối xử nhân đạo với các ngư dân, đồng thời tạo điều kiện để đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Australia có thể tiếp xúc với các ngư dân Việt Nam nhằm thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Về việc công an Trung Quốc bắt giữ hai nghi phạm liên quan đến trường hợp của doanh nhân Hà Linh bị sát hại ở Trung Quốc, ngày 31-3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết phía Trung Quốc đã báo cho Việt Nam về việc bắt giữ trên.
“Cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết, ngày 30-3-2016, công an Trung Quốc đã thông báo cho cơ quan chức năng của Việt Nam về việc ngày 23-3-2016, công an của Đài Loan, Trung Quốc đã bắt được hai đối tượng tình nghi là hung thủ cố ý gây ra thương tích dẫn đến tử vong cho bà Hà Thúy Linh”. - bà Phạm Thu Hằng nói.
Bà Hằng cũng cho biết: “Vụ án đang được tiếp tục điều tra, xử lý và sẽ thường xuyên cập nhật thông tin cho các cơ quan chức năng của Việt Nam. Nhân đây chúng tôi cũng xin đánh giá cao những nỗ lực phối hợp vừa qua của phía Trung Quốc trong việc xử lý vụ việc”.
Ngày 31-3, bình luận của Việt Nam về việc bà Aung San Suu Kyi được bổ nhiệm vào một số chức Bộ trưởng, trong đó có chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Myanmar, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam chúc mừng và mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ mới của Myanmar.
“Việt Nam chúc mừng chính phủ mới của Myanmar. Đều là thành viên của cộng đồng ASEAN, Việt Nam luôn mong muốn phát triển quan hệ truyền thống hợp tác nhiều mặt với Myanmar vì lợi ích của nhân dân hai nước. Việt Nam luôn phấn đấu cùng với Myanmar và các thành viên ASEAN góp phần vào đoàn kết và hợp tác của cộng đồng ASEAN vì hòa bình, ổn định khu vực”. - bà Phạm Thu Hằng nói./.
Ban Bí thư yêu cầu chấn chỉnh công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ  (31/03/2016)
Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước  (31/03/2016)
Cuộc chiến chống IS của liên quân quốc tế đang ở đỉnh cao  (31/03/2016)
Ngoại trưởng Mỹ: Tổng thống Obama trông đợi chuyến thăm Việt Nam  (31/03/2016)
Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Kim Ngân  (31/03/2016)
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội  (31/03/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên