Sự trở lại của Iran làm tăng sức ép lên thị trường dầu mỏ thế giới
Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tại Anh nhận định, sự trở lại thị trường dầu mỏ của Iran sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với quốc gia Vùng Vịnh này sẽ khiến cho tình trạng dư thừa dầu mỏ trên thị trường toàn cầu thêm trầm trọng, đồng thời gây sức ép lên giá dầu thô thế giới.
Chính phủ Iran dự định sẽ tăng sản lượng dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày trong vòng 6-7 tháng sau khi lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Tehran được dỡ bỏ và đưa sản lượng dầu thô của nước này trở lại ngưỡng 3,4 triệu thùng/ngày trong vòng 12 tháng. Từ mức cao trên 3 triệu thùng/ngày hồi năm 2011, xuất khẩu dầu thô của Iran đã giảm xuống còn khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Theo giới phân tích, nguồn cung của Iran sẽ làm gia tăng sức ép lên thị trường dầu mỏ thế giới, hiện trong tình trạng dư cung khiến giá dầu rớt xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng, mức thấp nhất trong 12 năm qua. Chính phủ Iran đã sẵn sàng tăng lượng dầu thô xuất khẩu ra thị trường thế giới. Các công ty môi giới tàu biển cho biết khoảng 24 tàu chở dầu lớn nhất (ước tính có thể chuyên chở 50 triệu thùng dầu) đang chờ ở ngoài khơi Iran, có thể “nhổ neo” ngay lập tức.
Các nhà phân tích thuộc công ty tư vấn nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng Energy Aspects của Anh cho rằng, Tehran sẽ chào mời các điều khoản hấp dẫn như kéo dài thời gian thanh toán hay giảm giá để thu hút khách hàng. Iran cũng dự định nhắm vào các khách hàng truyền thống ở châu Á và các đối tác cũ ở châu Âu. Tehran kỳ vọng sẽ xuất khẩu khoảng 200.000 thùng/ngày cho các khách hàng ở Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy. Bên cạnh đó, các hợp đồng xuất khẩu tổng cộng khoảng 500.000 thùng/ngày cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Nam Phi cũng đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường lưu ý rằng trên thực tế, những dự báo hay nhận định về sự trở lại thị trường dầu mỏ quốc tế của Iran từ trước khi các nước phương Tây tuyên bố dỡ bỏ lệnh trừng phạt nói trên cũng đã góp phần đẩy giá dầu thô đi xuống. Có lẽ do vậy, trong thời gian tới, giá dầu sẽ không giảm mạnh vì “nhân tố Iran” nữa/.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 11 đến ngày 17-01-2016  (18/01/2016)
Con tàu chở mùa Xuân từ đất Mẹ đến với Nhà giàn DK1  (17/01/2016)
Vấn đề người di cư: Áo tạm ngừng thực thi hiệp định Schengen  (17/01/2016)
Tưởng niệm liệt sỹ hy sinh ở Vùng thềm lục địa phía Nam Tổ quốc  (17/01/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên