WEF cảnh báo những rủi ro với kinh tế toàn cầu từ thiên tai
22:59, ngày 16-01-2016
Theo Báo cáo về rủi ro toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một loạt rủi ro, từ thiên tai đến biến đổi khí hậu và sự nổi lên của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, cùng các cuộc tấn công mạng đang ngày càng phức tạp.
Báo cáo trên được công bố ngày 14-01-2016, trước thềm hội nghị của WEF tại Davos vào tuần tới, cho thấy nguy cơ thất bại trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu có thể là rủi ro gây thiệt hại lớn nhất trong thập niên tới, vượt qua cả vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng hoảng nước, dòng người nhập cư ồ ạt và các cú sốc nghiêm trọng về giá năng lượng. Đây là lần đầu tiên mối quan ngại về môi trường đứng đầu danh sách những rủi ro toàn cầu được đưa ra trong báo cáo của WEF.
Theo ông John Drzik, Chủ tịch phụ trách rủi ro toàn cầu của hãng môi giới bảo hiểm Marsh, báo cáo 2016 của WEF nêu lên những rủi ro mà kinh tế toàn cầu phải đối mặt trên diện rộng nhất từ trước tới nay.
Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế thuần túy cũng vẫn là mối quan ngại lớn, như mức độ giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhiều nước và tác động của giá dầu thấp đối với ngân sách của các nước xuất khẩu dầu.
Ông Drzik cho rằng điểm gặp nhau của các dấu hiệu kinh tế đáng ngại, với các thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua đợt lao dốc vào đầu năm nay là việc tạo ra môi trường rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, theo một khảo sát của hãng tin Reuters, số đông trong hàng trăm nhà kinh tế được hỏi cho rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi đang mất động lực. Thực tế này diễn ra sau khi các biện pháp kích thích kinh tế trị giá vài nghìn tỷ USD và chính sách tiền tệ siêu nới lỏng được các ngân hàng trung ương lớn thực hiện trong nửa thập niên qua.
Theo khảo sát, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới được dự báo lần lượt là 3,3 và 3,4%, thấp hơn so với các dự báo được đưa ra ba tháng trước. Không chỉ dự báo tăng trưởng bị hạ xuống, triển vọng lạm phát của hầu hết các nước cũng bị điều chỉnh giảm.
Tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đứng đầu trong danh sách các mối quan ngại của các nhà kinh tế tham gia khảo sát.
Nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc được dự báo ở mức 6,5% trong năm 2016, so với mức tăng 6,9% năm 2015, nhưng nhiều nhà kinh tế nghi ngờ con số thực tế có thể thấp hơn./.
Theo ông John Drzik, Chủ tịch phụ trách rủi ro toàn cầu của hãng môi giới bảo hiểm Marsh, báo cáo 2016 của WEF nêu lên những rủi ro mà kinh tế toàn cầu phải đối mặt trên diện rộng nhất từ trước tới nay.
Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế thuần túy cũng vẫn là mối quan ngại lớn, như mức độ giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhiều nước và tác động của giá dầu thấp đối với ngân sách của các nước xuất khẩu dầu.
Ông Drzik cho rằng điểm gặp nhau của các dấu hiệu kinh tế đáng ngại, với các thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua đợt lao dốc vào đầu năm nay là việc tạo ra môi trường rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, theo một khảo sát của hãng tin Reuters, số đông trong hàng trăm nhà kinh tế được hỏi cho rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi đang mất động lực. Thực tế này diễn ra sau khi các biện pháp kích thích kinh tế trị giá vài nghìn tỷ USD và chính sách tiền tệ siêu nới lỏng được các ngân hàng trung ương lớn thực hiện trong nửa thập niên qua.
Theo khảo sát, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới được dự báo lần lượt là 3,3 và 3,4%, thấp hơn so với các dự báo được đưa ra ba tháng trước. Không chỉ dự báo tăng trưởng bị hạ xuống, triển vọng lạm phát của hầu hết các nước cũng bị điều chỉnh giảm.
Tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đứng đầu trong danh sách các mối quan ngại của các nhà kinh tế tham gia khảo sát.
Nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc được dự báo ở mức 6,5% trong năm 2016, so với mức tăng 6,9% năm 2015, nhưng nhiều nhà kinh tế nghi ngờ con số thực tế có thể thấp hơn./.
Bế mạc phiên họp thứ 44 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (16/01/2016)
Lễ đóng điện công trình trạm biến áp 110 kv Long Bình An (Tuyên Quang)  (16/01/2016)
Việt Nam đề nghị ICAO sửa lại bản đồ hàng không về FIR Tam Á  (16/01/2016)
Điện chia buồn về vụ đánh bom khủng bố tại thủ đô Jarkata  (15/01/2016)
Việt Nam không nhận được bất cứ thông báo bay nào của Trung Quốc  (15/01/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên