Hội thảo: “Quản lý hoạt động Du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay”
TCCSĐT - Ngày 24-12-2015, tại Chùa Phật Tích, Bắc Ninh, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Nghiên cứu Phật học đồng tổ chức Hội thảo: “Quản lý hoạt động Du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay”.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ngô Hoài Trung, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam; GS, TS. Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội văn hóa dân gian Việt Nam; PGS, TS. Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; PGS, TS. Đinh Thị Vân Chi, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam kiêm Tổng Thư ký Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Trụ trì Chùa Phật Tích; đại biểu đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội; các cơ quan chức năng thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa, các chuyên gia của các cơ quan bộ, ngành, địa phương và cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương. PGS, TS. Nguyễn Văn Cương; PGS, TS. Đinh Thị Vân Chi, Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Đức Thiện chủ trì Hội thảo.
Khái niệm về du lịch tâm linh xuất hiện trong khoảng một thập kỷ gần đây; là một loại hình du lịch kết hợp với sự khám phá thế giới tâm linh, là sự trở về với thế giới của các bậc hiền triết trong lịch sử, trở về với thế giới tâm linh bên trong mình, với bản chất thật sự của mình. Du lịch tâm linh gắn liền và tham gia vào các hoạt động tôn giáo nhằm mục đích tìm được sự bình an và hạnh phúc thực sự, gửi gắm tâm mình vào các đấng thiêng liêng, những nơi thờ tự như chùa chiền, đình, đền, miếu mạo và các chốn linh thiêng. Là một quốc gia đa dạng về văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng, trong những năm gần đây du lịch tâm linh, hành hương về các di tích tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, không chỉ ở trong nước mà hành hương ra nước ngoài rất phát triển, vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay mang tính thực tiễn hết sức cần thiết.
Đất nước Việt Nam với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý do thiên nhiên ban tặng, với nền văn hóa lâu đời, Việt Nam có tiềm năng lợi thế to lớn để phát triển du lịch. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh các loại hình du lịch có tính ổn định thường xuyên, những năm gần đây loại hình du lịch tâm linh có xu hướng phát triển. Để góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch tâm linh trong tình hình hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phật giáo phối hợp tổ chức Hội thảo “Quản lý hoạt động Du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay”.
Ban Tổ chức Hội thảo nhận được trên 70 bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa, các chuyên gia của các cơ quan bộ, ngành, địa phương và cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với nội dung, phương pháp hết sức phong phú và đa dạng thể hiện tâm huyết của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong góc nhìn nhân văn đối với ngành kinh tế du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đang đứng trước những tiềm năng, cơ hội lớn nhưng cũng có những thách thức cần nhiều nỗ lực để vượt qua.
Nội dung các tham luận và các ý kiến thảo luận tại Hội thảo đã tập trung vào 4 nhóm vấn đề cơ bản:
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và du lịch tâm linh;
- Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh - tiềm năng và giải pháp;
- Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa trong phát triển du lịch tâm linh;
- Những điểm đến của du lịch tâm linh ở trong và ngoài nước hiện nay.
Hội thảo trực tiếp phân tích, lý giải làm rõ nội hàm khái niệm du lịch tâm linh. Trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu và chỉ rõ thực trạng, cả mặt tích cực và mặt tiêu cực hoạt động du lịch tâm linh, nêu rõ nguyên nhân, kiến nghị những giải pháp quan trọng góp sức tìm ra lời giải làm thế nào để du lịch Việt Nam phát triển, tăng trưởng bền vững, tương xứng với tiềm năng, nguồn du lịch tài nguyên to lớn của đất nước cùng hệ thống di sản văn hóa quý báu cha ông ta đã để lại.
Những vấn đề nêu ra trong Hội thảo rất phong phú, đa dạng, nhiều chiều, có cả mặt thuận lợi đan xen những thách giúp chung ta nhận diện được các hình thái du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh, cung cấp hình ảnh về du lịch Việt Nam trong bối cảnh hiện tại. Thông qua Hội thảo cũng giúp chúng ta khám phá những vùng đất, vùng văn hóa và những điểm đến hấp dẫn hướng du khách tìm về để trải nghiệm.
Từ việc tập trung thảo luận làm rõ những vấn đề về du lịch tâm linh, quản lý du lịch tâm linh, những vấn đề đặt ra tại Hội thảo này cùng với những kiến nghị và giải pháp của các nhà khoa học, các nhà quản lý sẽ góp sức thiết thực cùng toàn Đảng, toàn dân ta triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Nghị quyết số 92/NQ-CP, ngày 08-12-2014, của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới./.
Không xảy ra tâm lý hụt hẫng sau đại hội Đảng các cấp ở Hà Nội  (24/12/2015)
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tuyên giáo  (24/12/2015)
Chống tham nhũng là quá trình lâu dài, kiên định và quyết tâm cao  (24/12/2015)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Trung  (24/12/2015)
Nhật Bản - Ấn Độ tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược  (24/12/2015)
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt cộng đồng Việt kiều tại Trung Quốc  (23/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển