Cử tri mong Đảng, Nhà nước kiên quyết hơn trong vấn đề Biển Đông
Trước đó, sau khi nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đại biểu Trần Du Lịch trình bày báo cáo tự đánh giá về thực hiện chương trình hành động và thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, người dân quận 4 thay mặt cho cử tri của Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao hoạt động sâu sát và trách nhiệm của tổ đại biểu Quốc hội và Chủ tịch nước; không chỉ giúp cho Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, giám sát, xây dựng đường lối phát triển đất nước mà còn chuyển tải được hầu hết những kiến nghị dù lớn hay nhỏ của bà con đến đúng những địa chỉ cần tiếp nhận và xử lý.
Thông qua đó, những yếu kém trong quản lý đô thị được khắc phục, nhiều vụ việc bức xúc cụ thể trong cuộc sống dân sinh được giải quyết, tâm tư nguyện vọng của cử tri được lắng nghe, quyền dân chủ của dân được phát huy.
Các cử tri cho rằng với lịch trình tiếp xúc dày, thậm chí cả vào những ngày nghỉ cuối tuần, Chủ tịch nước cùng tổ đại biểu đã "mang lại không chỉ niềm vui cho từng cá nhân mà cả niềm tin cho dân." Cử tri mong muốn các đại biểu Quốc hội làm việc năng nổ, nếu tái cử sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước, tiếp tục lên tiếng giúp dân.
Bằng tấm lòng của người dân Việt, các cử tri bức xúc vì chủ quyền quốc gia tại Biển Đông đang bị đe dọa, mong muốn Đảng, Nhà nước có cách đấu tranh kiên quyết và hiệu quả hơn với các hành xâm lấn.
Trước thời điểm Tết Bính Thân cận kề, cử tri đề nghị Thành phố làm tốt việc bình ổn giá, giảm khó khăn đời sống sản xuất.
Xúc động trước tình cảm của cử tri dành cho tổ đại biểu, Chủ tịch nước chân thành cảm ơn sự tín nhiệm và cho rằng bên cạnh những việc làm được, những chuyện tồn tại cũng còn nhiều. Trong 7 tháng sắp tới của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, Chủ tịch nước cùng các đại biểu gắng sức tối đa, tiếp tục chăm lo công việc, rà soát những nội dung còn hạn chế, có kế hoạch thực hiện để phát huy vai trò người đại diện của nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Chủ tịch nước cho rằng nhờ cố gắng của người dân và cả hệ thống chính trị mà kinh tế nước nhà được phục hồi, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, vị thế của Việt Nam được coi trọng.
Trước lo ngại của cử tri, Chủ tịch nước chia sẻ tốc độ tăng nợ công hiện đang nhanh, ở mức 18% là gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Chính vì vậy khi nợ đến hạn, Nhà nước đã phải vay để trả nợ. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới hệ lụy là đầu tư không hiệu quả.
"Nói điều này là thấy lỗi của chúng tôi, nhưng mong bà con giám sát chi tiêu của các cơ quan trên địa bàn và có kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay, cải thiện cán cân nợ. Mua sắm gì phải hết sức cân nhắc, tiết kiệm. Đảng, Nhà nước đã thấy hết và phải thực hiện cho đúng quy định. Tình hình sẽ được ổn định trong vài năm tới," Chủ tịch nước nêu rõ.
Cho rằng thành tựu 30 năm đổi mới là đáng tự hào, nhưng vị trí xếp hạng kinh tế trong ASEAN của Việt Nam vẫn chưa cải thiện được, nhìn ra thế giới vẫn còn khoảng cách chênh lệch. Do vậy trong thời gian tới phải chấp nhận cạnh tranh để cải thiện thứ hạng. Về giải pháp, Chủ tịch cho rằng có nhiều, nhưng tập trung vào việc tìm được người có đức có tài để giao trọng trách.
Xử lý nợ xấu, theo Chủ tịch nước đã có tiến bộ, nhưng quy mô còn lớn, cần có thêm thời hạn để khắc phục.
Với kiến nghị khuyến khích sản xuất doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch khẳng định Quốc hội đã ban hành luật doanh nghiệp mới, nêu rõ chủ trương giải phóng triệt để nội lực doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hy vọng khi luật có hiệu lực, môi trường đầu tư khu vực tư nhân sẽ khởi sắc hơn, thoát bẫy thu nhập trung bình đáp ứng các tiêu chí mới của thời hội nhập.
Khi hội nhập TPP, Nhà nước sẽ ban hành các chính sách cụ thể, nhưng các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, cách làm; không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng lưu ý về thực trạng chi phí đầu tư để tăng trưởng hiệu suất vẫn cao, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh so với các nước trong khu vực. Nếu không cải thiện, chính các doanh nghiệp trong nước sẽ đầu tư ra nước ngoài, tìm nơi thuận lợi hơn trong nước để kinh doanh.
Chủ tịch phân tích nền kinh tế muốn độc lập tự chủ phải dựa vào công dân nước mình. Nếu dựa nhiều vào đầu tư FDI, sẽ bị phụ thuộc. Phải tạo điều kiện hết sức cho doanh nghiệp trong nước phát triển cao trong thời gian tới. Doanh nghiệp trong nước có mạnh, kinh tế mới không phụ thuộc vào nước ngoài.
Trả lời câu hỏi về biện pháp chống oan sai, Chủ tịch nước cho rằng cần ghi nhận tinh thần dám công khai khuyết điểm của các cơ quan xét xử để sửa chữa. Đây là một trong những hoạt động để giảm oan sai đang được tập trung thực thi. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đang đẩy mạnh các hoạt động cải cách tư pháp, trong đó có sửa luật, nâng cao trình độ cán bộ điều tra, thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên; thực hiện tranh tụng tại tòa án.
Nhờ đó, nhiều vụ việc oan sai trước khi tuyên án được phanh phui, thủ phạm gây án được phát hiện. Đối với các trường hợp cá nhân điều tra, xét xử sai, Chủ tịch khẳng định sẽ xử lý theo luật định.
Chủ tịch mong muốn trong các kỳ gặp gỡ tiếp xúc sắp tới, người dân cần tiếp tục chất vấn, phản ánh, góp ý, giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý tồn đọng, chỉ đạo điều hành đạt kết quả./.
Không ngừng đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, bền vững  (06/12/2015)
Trung Quốc cam kết hỗ trợ 60 tỷ USD cho các nước châu Phi  (06/12/2015)
Trung Quốc cam kết hỗ trợ 60 tỷ USD cho các nước châu Phi  (06/12/2015)
Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX họp phiên trù bị  (06/12/2015)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Phó Thủ tướng Lào  (06/12/2015)
Thi đua tạo nên diện mạo mới của nông thôn Việt Nam  (06/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển