Đàm phán EU-Thổ Nhĩ Kỳ về nhập cư: Cuộc thương lượng không dễ dàng
21:19, ngày 28-11-2015
Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến diễn ra vào ngày 29-11-2015 ở Brussels, nội bộ EU chia rẽ về việc nhượng bộ chính trị cũng như tài chính đối với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm nhận được sự giúp đỡ giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư hiện đang làm "rung chuyển" sự thống nhất của EU.
Các cuộc thương lượng sẽ không dễ dàng trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga gần biên giới với Syria, nơi khởi nguồn chính của làn sóng người nhập cư kéo vào châu Âu.
Hội nghị Thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29-11 sẽ quy tụ lãnh đạo 28 quốc gia EU và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu. Theo một nguồn tin châu Âu, đối với EU, hội nghị này nhằm mục đích kiềm chế làn sóng người nhập cư vào châu Âu, nhưng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc họp là để khôi phục quá trình xin gia nhập EU.
Hội nghị Thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức do sức ép của Đức. Mục đích của hội nghị nhằm công nhận kế hoạch hành động đã được thảo luận giữa Ủy ban châu Âu (EC) và Thổ Nhĩ Kỳ với hàng loạt cam kết như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bỏ ngỏ biên giới của họ với EU đồng thời nhận lại nhiều hơn nữa những người nhập cư trái phép vượt biên vào châu Âu.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng khẳng định việc EU sẵn sàng giải ngân 3 tỷ euro để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ đối phó với làn sóng người di cư trên lãnh thổ của họ.
Kể từ đầu năm đến nay, hơn 700.000 người di cư đã tới châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hiện tiếp nhận hơn 2 triệu người tị nạn và xin tị nạn. Bằng cách tiếp nhận nhiều hơn nữa người nhập cư hoặc hạn chế họ tới châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn mất cơ hội để đạt được kết quả chính trị trong việc hợp tác với châu Âu. EU cho biết sẵn sàng đẩy nhanh quá trình miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đi du lịch châu Âu.
Ngoài ra, tại hội nghị, EU sẽ cam kết khởi động lại các cuộc đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ hiện bị đình trệ trong nhiều năm. Tuy nhiên, hôm 26-11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết chương 17 trong chương trình thảo luận liên quan đến chính trị, kinh tế, tiền tệ sẽ được tiến hành vào giữa tháng 12 tới.
Theo nguồn tin ngoại giao châu Âu, tại hội nghị Thượng đỉnh hôm 29-11, các quốc gia thành viên EU sẽ không quyết định vấn đề nguồn vốn dành cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ủy ban châu Âu đề xuất trích 500 triệu euro từ ngân quỹ của EU và yêu cầu các quốc gia thành viên đóng góp phần còn lại. Tuy nhiên, các thành viên EU không nhất trí.
Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trong khi phương Tây đang muốn thành lập một liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ làm phức tạp thêm cuộc đàm phán vốn đã rất khó khăn giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ./.
Hội nghị Thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29-11 sẽ quy tụ lãnh đạo 28 quốc gia EU và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu. Theo một nguồn tin châu Âu, đối với EU, hội nghị này nhằm mục đích kiềm chế làn sóng người nhập cư vào châu Âu, nhưng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc họp là để khôi phục quá trình xin gia nhập EU.
Hội nghị Thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức do sức ép của Đức. Mục đích của hội nghị nhằm công nhận kế hoạch hành động đã được thảo luận giữa Ủy ban châu Âu (EC) và Thổ Nhĩ Kỳ với hàng loạt cam kết như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bỏ ngỏ biên giới của họ với EU đồng thời nhận lại nhiều hơn nữa những người nhập cư trái phép vượt biên vào châu Âu.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng khẳng định việc EU sẵn sàng giải ngân 3 tỷ euro để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ đối phó với làn sóng người di cư trên lãnh thổ của họ.
Kể từ đầu năm đến nay, hơn 700.000 người di cư đã tới châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hiện tiếp nhận hơn 2 triệu người tị nạn và xin tị nạn. Bằng cách tiếp nhận nhiều hơn nữa người nhập cư hoặc hạn chế họ tới châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn mất cơ hội để đạt được kết quả chính trị trong việc hợp tác với châu Âu. EU cho biết sẵn sàng đẩy nhanh quá trình miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đi du lịch châu Âu.
Ngoài ra, tại hội nghị, EU sẽ cam kết khởi động lại các cuộc đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ hiện bị đình trệ trong nhiều năm. Tuy nhiên, hôm 26-11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết chương 17 trong chương trình thảo luận liên quan đến chính trị, kinh tế, tiền tệ sẽ được tiến hành vào giữa tháng 12 tới.
Theo nguồn tin ngoại giao châu Âu, tại hội nghị Thượng đỉnh hôm 29-11, các quốc gia thành viên EU sẽ không quyết định vấn đề nguồn vốn dành cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ủy ban châu Âu đề xuất trích 500 triệu euro từ ngân quỹ của EU và yêu cầu các quốc gia thành viên đóng góp phần còn lại. Tuy nhiên, các thành viên EU không nhất trí.
Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trong khi phương Tây đang muốn thành lập một liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ làm phức tạp thêm cuộc đàm phán vốn đã rất khó khăn giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ./.
Họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII  (28/11/2015)
Doanh thu của 10 ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới sụt giảm  (28/11/2015)
Ph.Ăng-ghen - “Cây vĩ cầm thứ hai bên cạnh Mác”  (28/11/2015)
Vấn đề đang đặt đối với việc phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay  (28/11/2015)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp tân Đại sứ Lào  (27/11/2015)
Thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn đối tác chiến lược Việt - Đức  (27/11/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên