Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Viện Koerber
Đến dự và tham gia đối thoại, phía Đức có nghị sĩ Quốc hội thuộc Ủy ban đối ngoại, Ủy ban ngân sách, nhân quyền; chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Phủ Tổng thống, Chính phủ, Viện Koerber, Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) và một số tập đoàn kinh tế lớn của Đức.
Trao đổi đã làm rõ tầm quan trọng địa chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương cũng như vai trò quan hệ Á - Âu trên bản đồ chính trị và phát triển toàn cầu. Bên cạnh rất nhiều cơ hội, Chủ tịch nước và các nhà nghiên cứu chia sẻ nhận định về nhiều thách thức mới với ở châu Á - Thái Bình Dương.
Nhấn mạnh “Hòa bình và phát triển là lợi ích chung của các nước trong khu vực; đi ngược lợi ích này là đẩy lùi lịch sử”, Chủ tịch nước cho rằng: “Châu Á - Thái Bình Dương cần có một cấu trúc an ninh khu vực toàn diện và hiệu quả, được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của nhau; các nước ứng xử và hành động có trách nhiệm; giải quyết các bất đồng, các tranh chấp lãnh thổ, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982”.
Các phát biểu đánh giá cao thành tựu về mọi mặt của Việt Nam, nhất là trong triển khai đối ngoại và ứng phó với các thách thức ở khu vực.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam tích cực hợp tác và hoan nghênh mọi chính sách của các nước đối với châu Á - Thái Bình Dương nếu chính sách đó cùng có lợi và đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực. Việt Nam nhất quán không liên minh với nước này để chống phá nước khác đồng thời kiên quyết đấu tranh, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Chủ tịch nước khẳng định nước Đức có vai trò quan trọng đối với an ninh và phát triển toàn cầu, đánh giá cao những đóng góp của Viện Koerber cho hòa bình, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên thế giới trong suốt 56 năm hình thành và phát triển của Viện.
Chủ tịch nước đề nghị các nghị sĩ, các chuyên gia, nhà nghiên cứu tiếp tục đồng hành, ủng hộ và vun đắp cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức, quan hệ ASEAN - EU, cùng đóng góp những sáng kiến, ý tưởng, công trình nghiên cứu, bài viết, tiếng nói cho lợi ích chung của nhân loại, trong đó có hòa bình, ổn định và hợp tác ở cả châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp các nhà báo ASEAN  (26/11/2015)
Hoàn thành giai đoạn quan trọng trong phân giới Việt Nam - Campuchia  (26/11/2015)
Đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào lên tầm cao mới  (26/11/2015)
Mỹ vận động các nước ngăn chặn nhóm IS chiêu mộ tân binh  (26/11/2015)
Cuộc gặp mặt cảm động của Chủ tịch nước với kiều bào ở Đức  (26/11/2015)
Việt Nam - Đức phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD  (26/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên