Giao lưu Văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản tại Cần Thơ
22:37, ngày 03-11-2015
TCCSĐT - Tại buổi họp báo sáng 03-11-2015, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh Cần Thơ Nguyễn Phương Lam cho biết: Chương trình Giao lưu Văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản tại thành phố Cần Thơ lần đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 19 đến ngày 21-11-2015.
Chương trình này do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ phối hợp tổ chức.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam nhấn mạnh: Chương trình Giao lưu Văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản tại Cần Thơ năm 2015 sẽ tập trung giới thiệu những nét đẹp về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam (đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long), và Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật. Chương trình không chỉ đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản mà còn là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tiếp cận người tiêu dùng, kết nối giao thương - đầu tư và trao đổi kinh nghiệm về văn hóa kinh doanh Nhật Bản.
Ban Tổ chức cho biết, đối tượng chính tham gia chương trình là các cơ quan ngoại giao, các hiệp hội, cơ quan xúc tiến thúc đẩy thương mại của Nhật Bản, các doanh nhân Nhật đang kinh doanh tại Nhật Bản và Việt Nam; các cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, dân cư ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoảng 70 gian hàng của các doanh nghiệp Nhật Bản và nhiều gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa của 2 nước thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, ẩm thực, may mặc, văn hóa, giáo dục, việc làm,… Các hoạt động văn hóa chủ yếu của chương trình gồm có: chiếu phim Nhật Bản, biểu diễn giao lưu văn hóa trà đạo Việt Nam- Nhật Bản, thi giao lưu tiếng hát Việt - Nhật, các tiết mục múa hát Nam Bộ, múa Yosakol, biểu diễn võ thuật, biểu diễn thời trang Kimono, thời trang Nam Bộ,…
Trong thời gian diễn ra Chương trình Giao lưu Văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản tại Cần Thơ, ngày 20-11-2015, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ kết hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - thương mại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tổ chức “Hội nghị đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long thường niên lần thứ 3” với chủ đề “Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long sau năm 2015 - Tương lai kinh doanh và đầu tư ngành chế biến thực phẩm” và “Hội thảo Kết nối đầu tư và thương mại Việt Nam - Nhật Bản”./.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam nhấn mạnh: Chương trình Giao lưu Văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản tại Cần Thơ năm 2015 sẽ tập trung giới thiệu những nét đẹp về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam (đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long), và Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật. Chương trình không chỉ đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản mà còn là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tiếp cận người tiêu dùng, kết nối giao thương - đầu tư và trao đổi kinh nghiệm về văn hóa kinh doanh Nhật Bản.
Ban Tổ chức cho biết, đối tượng chính tham gia chương trình là các cơ quan ngoại giao, các hiệp hội, cơ quan xúc tiến thúc đẩy thương mại của Nhật Bản, các doanh nhân Nhật đang kinh doanh tại Nhật Bản và Việt Nam; các cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, dân cư ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoảng 70 gian hàng của các doanh nghiệp Nhật Bản và nhiều gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa của 2 nước thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, ẩm thực, may mặc, văn hóa, giáo dục, việc làm,… Các hoạt động văn hóa chủ yếu của chương trình gồm có: chiếu phim Nhật Bản, biểu diễn giao lưu văn hóa trà đạo Việt Nam- Nhật Bản, thi giao lưu tiếng hát Việt - Nhật, các tiết mục múa hát Nam Bộ, múa Yosakol, biểu diễn võ thuật, biểu diễn thời trang Kimono, thời trang Nam Bộ,…
Trong thời gian diễn ra Chương trình Giao lưu Văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản tại Cần Thơ, ngày 20-11-2015, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ kết hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - thương mại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tổ chức “Hội nghị đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long thường niên lần thứ 3” với chủ đề “Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long sau năm 2015 - Tương lai kinh doanh và đầu tư ngành chế biến thực phẩm” và “Hội thảo Kết nối đầu tư và thương mại Việt Nam - Nhật Bản”./.
Tham gia TPP, Việt Nam khai thác tối đa mặt hàng chủ lực  (03/11/2015)
Bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân  (03/11/2015)
Lào đánh giá cao kết quả hợp tác với Việt Nam tại khu vực biên giới  (03/11/2015)
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về dự án 8B Lê Trực  (03/11/2015)
Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Italy  (03/11/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên