Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 12, khóa XI và Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương khóa XII
Dự Hội nghị có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối; các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy Khối; Đồng chí Phạm Văn Linh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và các đồng chí đại diện đảng ủy các đơn vị thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
Đồng chí Phạm Văn Linh trong Báo cáo về kết quả Hội nghị Trung ương 12, khóa XI, cho biết, Hội nghị đã họp từ ngày 5-10 đến 11-10-2015 tại Hà Nội. Hội nghị đã cho ý kiến về: Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; về việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; cùng một số nhiệm vụ quan trọng khác.
Trên cơ sở đánh giá đúng thành tựu và những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2015, Trung ương đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu với mục tiêu tổng quát là: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng kỷ cương, kỷ luật hành chính và xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: Đồng chí Phạm Văn Linh cho biết: Trung ương đã dự kiến danh sách nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đề xuất nhiều ý kiến về tiêu chí xem xét từng trường hợp cụ thể, tiêu chuẩn của từng chức danh; về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương; Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII.
Về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đồng chí nêu rõ, Trung ương đã: Tán thành ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thống nhất trong toàn quốc là ngày 22-5-2016. Về: cơ cấu, thành phần Hội đồng bầu cử quốc gia gồm có 21 thành viên, Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; trình độ, chức vụ của người ứng cử cả ở Trung ương và địa phương; về độ tuổi người ứng cử. Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XIV là 500 người như quy định của Luật…
Về kết quả Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương khóa XII, nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Bí thư Đảng ủy Khối cho biết: Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương khóa XII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã thành công tốt đẹp, thể hiện trên 4 mặt cụ thể:
- Công tác chuẩn bị văn kiện được thực hiện công phu, bài bản, bảo đảm chất lượng về cả nội dung, hình thức;
- Công tác nhân sự được thực hiện dân chủ, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định của Trung ương. Đại hội đã bầu được Ban Chấp hành Đảng bộ Khối gồm 55 đồng chí đủ tiêu chuẩn, xứng đáng với cơ quan lãnh đạo của toàn Đảng bộ;
- Công tác tuyên truyền Đại hội được thực hiện bài bản, phong phú, thu hút nhiều cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương dự và đưa tin.
- Công tác tổ chức, phục vụ Đại hội được thực hiện chu đáo; công tác an ninh, trật tự được bảo đảm, thể hiện sự trọng thị của Đảng bộ Khối đối với đại biểu dự Đại hội;..
Thông tin về “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, Báo cáo viên Lương Hoàng Thái, vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết: Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) có phạm vi điều chỉnh rộng. Nội dung của Hiệp định gồm 30 chương, trong đó, có một số lĩnh vực được quy định trong Hiệp định đáng lưu ý, có thể có tác động lớn đối với Việt Nam chúng ta bao gồm: hàng hóa, dệt may, mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư, mua sắm công (mua sắm của Chính phủ), đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, sở hứu trí tuệ, lao động, môi trường, thương mại điện tử, minh bạch hóa và chống tham nhũng. Mục tiêu của Hiệp định TPP mà các nước tham gia là để cùng nhau tạo ra một mô hình mới về hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy thương mại bà đầu tư.
Tham gia Hiệp định TPP sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội: Vai trò, vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á - Thái Bình Dương thực sự được nâng cao; vừa giúp ta có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, cũng không ít thách thức cả về kinh tế; pháp luật, thể chế; xã hội và thu ngân sách.
Việt Nam tham gia Hiệp định TPP đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải quyết liệt hơn nữa việc thực hiện cải cách thể chế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nhất là về kinh tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế…/.
Chủ tịch nước tiếp cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak  (22/10/2015)
Đồng Tháp tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển công nghiệp  (22/10/2015)
Quyết tâm đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững  (22/10/2015)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2015 - 2020 với phương châm chỉ đạo: “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm”  (22/10/2015)
Xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng gây thất thoát gần 1.000 tỷ đồng  (22/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển