Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN: Nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ
21:54, ngày 22-10-2015
TCCSĐT - Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á được xây dựng trên quan điểm thiện chí, cùng có lợi. Trải qua hơn 20 năm, chính sách “hướng Đông” này đã đưa mối quan hệ hợp tác toàn diện Ấn Độ - ASEAN lên một tầm cao mới, đặc biệt là trong hợp tác quốc phòng.
Sự ra đời của chính sách “hướng Đông”
Ra đời vào năm 1991, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ cho đến nay, về cơ bản được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, chú trọng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước ASEAN, trong đó chủ yếu là quan hệ về thương mại và đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động mở chiến lược ngoại giao với khu vực Đông Nam Á, tham gia các tổ chức an ninh, kinh tế và chính trị đa phương tại khu vực, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)... Giai đoạn thứ hai có phạm vi rộng hơn, được coi là “hướng Đông mở rộng”, trải dài từ Ô-xtrây-li-a tới Trung Quốc và Đông Á, với ASEAN là trung tâm hướng đến các chương trình rộng lớn, trong đó có hợp tác về an ninh, giao lưu quốc phòng và phát triển các chính sách đối ngoại.
Sở dĩ Ấn Độ đề ra chính sách “hướng Đông” là do các nguyên nhân sau:
Một là, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tạo ra những khó khăn mới đối với Ấn Độ, khi mất đi một bạn hàng lớn thứ hai và “dễ tính” - có thể xuất khẩu mọi sản phẩm từ nông nghiệp tới các hàng công nghiệp tiêu dùng mà không bị đòi hỏi khắt khe về chất lượng; một nguồn đào tạo nhân lực, nguồn viện trợ chính, cũng như các thị trường xuất khẩu quan trọng.
Hai là, tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991) cũng làm cho Ấn Độ buộc phải thay đổi chiến lược, bởi nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi giá dầu tăng. Chỉ trong giai đoạn 1990 - 1991, giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 21,9%. Sự bất ổn định về nguồn cung cấp dầu cùng giá dầu tăng cao là nguyên nhân trực tiếp khiến Ấn Độ phải tìm kiếm nguồn cung cấp dầu mới và Đông Nam Á là khu vực mà Ấn Độ hướng tới.
Ba là, tình hình chính trị bất ổn của khu vực Nam Á vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Năm 1985, Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) được thành lập với sự tham gia của hầu hết các nước Nam Á. Tuy nhiên, ngay từ khi mới thành lập, cơ chế hợp tác này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Thêm vào đó, những bất đồng giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan về vấn đề Gia-mu và Ca-sơ-mia, giữa Ấn Độ và Băng-la-đét về vấn đề phân chia nguồn nước của một số con sông,… cũng là những trở ngại lớn đối với hợp tác khu vực Nam Á.
Bốn là, những khó khăn trong nước của Ấn Độ. Sau khi lãnh đạo của Đảng Quốc đại Ra-díp Gan-đi bị ám sát vào năm 1991, mặc dù Đảng Quốc đại vẫn giành thắng lợi trong lần bầu cử sau đó, nhưng chính phủ mới của Thủ tướng Na-ra-sim-ha Rao phải đối mặt với một loạt vấn đề khó khăn, như đưa nền kinh tế Ấn Độ trở lại quỹ đạo phát triển, ổn định chính trị nhằm đối phó với những thách thức do quá trình toàn cầu hóa và trật tự thế giới mới mang lại.
Năm là, Ấn Độ đánh giá châu Á - Thái Bình Dương nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng là khu vực giàu tiềm năng, đáp ứng lợi ích lâu dài của Ấn Độ. Theo đánh giá của giới phân tích, việc Mỹ và Nga rút các căn cứ quân sự khỏi Đông Nam Á đã tạo nên “khoảng trống quyền lực” ở khu vực.
Việc một số quốc gia có tham vọng “lấp chỗ trống” này đã thúc đẩy ASEAN tiến tới các cơ chế hợp tác về an ninh, mà ARF là một ví dụ điển hình. Ấn Độ được công nhận là thành viên chính thức của ARF vào năm 1995. Hơn nữa, trong hợp tác kinh tế, các nền kinh tế ASEAN sau nhiều năm tăng trưởng cao phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ từ các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản,… và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc, trong khi Ấn Độ là một thị trường rộng lớn với gần 1 tỷ dân, mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990 - 1995 khá cao và ổn định (khoảng 4,5%/năm).
Như vậy, với tầm quan trọng về chiến lược kinh tế - xã hội tại khu vực cũng như tiềm năng trở thành đối tác chủ chốt trong thương mại, đầu tư trên thế giới, Ấn Độ coi ASEAN là nhân tố chính trong chính sách “hướng Đông” của mình, trong đó việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN trở thành một nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông” của quốc gia Nam Á này(1).
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN
Trong hợp tác quốc phòng đa phương với ASEAN, khai thác lợi thế không có sự tranh chấp biên giới lãnh thổ với các nước Đông Nam Á, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng cùng có lợi với khu vực Đông Nam Á, nhằm tăng cường hiện diện quân sự, gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Ấn Độ một mặt ủng hộ các mục tiêu hòa bình ở Đông Nam Á, mặt khác chủ động xây dựng lòng tin với các nước ASEAN; khuyến khích ASEAN tham gia cơ chế diễn tập chung, đào tạo sĩ quan, huấn luyện nhân viên kỹ thuật quân sự. Trong khuôn khổ ARF, Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN dưới hình thức đối thoại, đề xuất sáng kiến hợp tác và thiết lập khung pháp lý, mở rộng phạm vi hợp tác, nhất là bảo đảm an ninh hàng hải, chống khủng bố trên biển.
Có thể nói, Ấn Độ ngày càng đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN và coi đó là một trong những nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông”. Sự tham gia tích cực hơn của Ấn Độ vào các vấn đề quốc phòng của ASEAN đã góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực ASEAN phát triển kinh tế.
Với tốc độ hiện đại hóa quân đội nhanh chóng, Ấn Độ đang và sẽ trở thành đối tác thương mại quân sự của nhiều nước Đông Nam Á nên hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, các nước nước thành viên ASEAN có thêm cơ hội để lựa chọn nguồn cung cấp vũ khí trang bị hiện đại. Với tiềm năng quân sự mạnh, nhất là về không quân và hải quân, việc Ấn Độ gia tăng sự hiện diện về quân sự ở khu vực ASEAN sẽ góp phần cân bằng cán cân quân sự, bảo đảm ổn định an ninh của một số nước ASEAN và khu vực Biển Đông. Đặc biệt, thông qua hoạt động phối hợp tổ chức diễn tập chung với Ấn Độ, các nước ASEAN có thể học tập, tích lũy kinh nghiệm về bảo đảm quốc phòng cấp quốc gia và khu vực. Hợp tác trao đổi học viên quân sự với Ấn Độ giúp các nước ASEAN có cơ hội để đào tạo, huấn luyện quân đội tinh nhuệ, có trình độ hiểu biết về các kỹ thuật tác chiến hiện đại, thành thạo trong việc vận hành, sử dụng, sửa chữa các hệ thống vũ khí, khí tài.
Cùng với thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng đa phương đối với ASEAN, Ấn Độ đã tích cực thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương với các quốc gia trong ASEAN.
Với Việt Nam, cùng với các lĩnh vực hợp tác khác, hợp tác quốc phòng là một trong những lĩnh vực được Ấn Độ chú trọng thúc đẩy trong hơn 20 năm qua. Theo đó, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quốc phòng và an ninh, phối hợp tại các diễn đàn đa phương liên quan. Hằng năm, hai bên thường xuyên tiến hành trao đổi đoàn, Đối thoại chính sách quốc phòng, hợp tác giữa các quân, binh chủng, trao đổi tàu thăm viếng, đào tạo, nâng cao năng lực và hợp tác tại các diễn đàn khu vực, trong đó có Chương trình hành động bom mìn vì mục đích nhân đạo.
Với Lào và Cam-pu-chia, quan hệ quốc phòng song phương mới phát triển ở mức độ trao đổi đoàn, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện quân sự. Trong đó có một số sự kiện tiêu biểu, như: Tàu chiến Ấn Độ thăm Cam-pu-chia hai lần trong năm 2008, không quân Ấn Độ trình diễn bay tại Lào (tháng 11-2008) và Cam-pu-chia (tháng 02-2010).
Đối với Xin-ga-po, từ khi thực hiện chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ có những điều chỉnh tích cực trong quan hệ hợp tác với quốc gia này. Trong khi đó, Xin-ga-po là quốc gia Đông Nam Á tiên phong trong việc đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với Ấn Độ, nhất là về quốc phòng trong khuôn khổ chính sách “hướng Tây” của mình. Quan hệ hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Xin-ga-po phát triển trên ba phương diện: huấn luyện lực lượng, hợp tác về công nghệ quốc phòng và an ninh biển, trong đó mũi nhọn là hoạt động diễn tập quân sự chung.
Với Mi-an-ma, đầu năm 1991, Ấn Độ xác định Mi-an-ma (quốc gia Đông Nam Á duy nhất có chung biên giới trên bộ và trên biển với Ấn Độ) là cửa ngõ quan trọng đưa Ấn Độ xích lại gần Đông Nam Á, giúp Ấn Độ bảo đảm an ninh ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ từng bước cải thiện quan hệ với Mi-an-ma. Trong những năm gần đây, hoạt động trao đổi đoàn các cấp được hai bên chú trọng thúc đẩy, nâng cấp quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quốc phòng. Hai bên thiết lập và duy trì kênh chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp thực hiện một số chiến dịch truy quét lực lượng nổi dậy ẩn náu tại biên giới giữa hai nước…
Với Ma-lai-xi-a, Ấn Độ tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp từ trước khi triển khai chính sách “hướng Đông”. Do đó, ngay từ giai đoạn đầu triển khai chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ tích cực củng cố, phát triển và mở rộng quan hệ nhiều mặt với Ma-lai-xi-a, nhất là lĩnh vực quốc phòng. Năm 1993, Ấn Độ ký Bản Ghi nhớ về “hợp tác quốc phòng” với Ma-lai-xi-a. Chủ trương ngoại giao quốc phòng của Ấn Độ đối với Ma-lai-xi-a tập trung vào hình thức diễn tập quân sự chung, huấn luyện, đào tạo quân sự; quân đội hai nước phối hợp với một số nước khác trong khu vực tiến hành diễn tập tăng cường hợp tác hải quân Mi-lan, diễn tập tìm kiếm và cứu hộ (SAREX)…
Với In-đô-nê-xi-a, trên cơ sở mối liên hệ về lịch sử và văn hóa, Ấn Độ chủ động, tích cực củng cố, mở rộng quan hệ song phương với In-đô-nê-xi-a, trong đó có lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Năm 2001, Ấn Độ ký kết với In-đô-nê-xi-a “Hiệp định hợp tác quốc phòng song phương”. Tháng 11-2005, hai nước thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, nhất là lĩnh vực cung cấp trang thiết bị vũ khí, công nghệ, đồng thời hợp tác cùng nghiên cứu sản xuất một số loại vũ khí trang bị và cùng thực hiện dự án phát triển quốc phòng. Đến nay, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương Ấn Độ - In-đô-nê-xi-a tiếp tục được củng cố, phát triển và trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Ấn Độ - ASEAN, đồng thời góp phần hiện thực hóa giai đoạn hai trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.
Đối với Thái Lan, sau khi Ấn Độ triển khai chính sách “hướng Đông”, Thái Lan cũng triển khai chính sách “hướng Tây” vào năm 1996. Ấn Độ đã triệt để khai thác cơ hội này để thúc đẩy quan hệ với Thái Lan, trong đó có quan hệ hợp tác quốc phòng. Những năm gần đây, quan hệ quốc phòng song phương Ấn Độ - Thái Lan chủ yếu được tiến hành thông qua hình thức trao đổi đoàn quân sự nhằm tìm hiểu khả năng huấn luyện, sản xuất và mua bán vũ khí trang bị, trao đổi lưu học viên quân sự. Ngoài ra, hai nước tham gia diễn tập Mi-lan cùng với các quốc gia ASEAN khác và phối hợp tổ chức một số cuộc diễn tập song phương.
Với Phi-líp-pin, mặc dù triển khai chính sách “hướng Đông” từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng phải đến những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ với Phi-líp-pin mới bắt đầu khởi sắc. Ấn Độ chủ trương thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng theo các hiệp định hợp tác quốc phòng đã được ký kết giữa hai bên. Tuy nhiên, việc hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Phi-líp-pin còn hạn chế, chủ yếu là trao đổi đoàn, tàu Hải quân Ấn Độ thăm viếng Phi-líp-pin, hỗ trợ đào tạo sĩ quan cho Phi-líp-pin,…
Trong những năm tới, tình hình quốc tế, khu vực được dự đoán sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tới hòa bình, ổn định ở khu vực, trong đó có Ấn Độ và ASEAN. Trước tình hình đó, Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với ASEAN. Về lĩnh vực quốc phòng, Ấn Độ chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực chống khủng bố, bảo đảm an ninh trên biển, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện quân sự, tặng, bán, hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí trang bị cho các nước ASEAN.
Có thể nói, chính sách “hướng Đông” triển khai tại Đông Nam Á đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực đối với Ấn Độ trên các lĩnh vực bảo đảm lợi ích và tăng cường tiềm lực quốc gia cho Ấn Độ, gia tăng hội nhập kinh tế Đông Nam Á, tạo thế và lực mới, góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của Ấn Độ tại Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. Trong hiệu ứng tích cực đó, việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN đã trở thành một nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông”.
Chính sách này của Ấn Độ đã được ASEAN đón nhận, ủng hộ, trong đó hợp tác quốc phòng ngày càng được đẩy mạnh, trở thành trụ cột trong quan hệ hợp tác với một số nước thành viên ASEAN. Với ý nghĩa đó có thể khẳng định, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ chỉ thực sự đem lại kết quả như mong đợi khi Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN, cùng với việc đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác khác. Sự hợp tác toàn diện Ấn Độ - ASEAN nói chung và quan hệ hợp tác quốc phòng nói riêng đã đem lại cho khu vực Đông Nam Á những cơ hội phát triển toàn diện, góp phần nâng cao vị thế ở khu vực và trên trường quốc tế; ngược lại, sẽ giúp cho Ấn Độ triển khai ngày càng hiệu quả chính sách “hướng Đông”./.
-----------------------
(1) Hợp tác quốc phòng của Ấn Độ thể hiện dưới hai hình thức: đa phương với ASEAN và song phương với từng quốc gia thành viên.
Ra đời vào năm 1991, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ cho đến nay, về cơ bản được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, chú trọng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước ASEAN, trong đó chủ yếu là quan hệ về thương mại và đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động mở chiến lược ngoại giao với khu vực Đông Nam Á, tham gia các tổ chức an ninh, kinh tế và chính trị đa phương tại khu vực, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)... Giai đoạn thứ hai có phạm vi rộng hơn, được coi là “hướng Đông mở rộng”, trải dài từ Ô-xtrây-li-a tới Trung Quốc và Đông Á, với ASEAN là trung tâm hướng đến các chương trình rộng lớn, trong đó có hợp tác về an ninh, giao lưu quốc phòng và phát triển các chính sách đối ngoại.
Sở dĩ Ấn Độ đề ra chính sách “hướng Đông” là do các nguyên nhân sau:
Một là, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tạo ra những khó khăn mới đối với Ấn Độ, khi mất đi một bạn hàng lớn thứ hai và “dễ tính” - có thể xuất khẩu mọi sản phẩm từ nông nghiệp tới các hàng công nghiệp tiêu dùng mà không bị đòi hỏi khắt khe về chất lượng; một nguồn đào tạo nhân lực, nguồn viện trợ chính, cũng như các thị trường xuất khẩu quan trọng.
Hai là, tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991) cũng làm cho Ấn Độ buộc phải thay đổi chiến lược, bởi nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi giá dầu tăng. Chỉ trong giai đoạn 1990 - 1991, giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 21,9%. Sự bất ổn định về nguồn cung cấp dầu cùng giá dầu tăng cao là nguyên nhân trực tiếp khiến Ấn Độ phải tìm kiếm nguồn cung cấp dầu mới và Đông Nam Á là khu vực mà Ấn Độ hướng tới.
Ba là, tình hình chính trị bất ổn của khu vực Nam Á vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Năm 1985, Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) được thành lập với sự tham gia của hầu hết các nước Nam Á. Tuy nhiên, ngay từ khi mới thành lập, cơ chế hợp tác này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Thêm vào đó, những bất đồng giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan về vấn đề Gia-mu và Ca-sơ-mia, giữa Ấn Độ và Băng-la-đét về vấn đề phân chia nguồn nước của một số con sông,… cũng là những trở ngại lớn đối với hợp tác khu vực Nam Á.
Bốn là, những khó khăn trong nước của Ấn Độ. Sau khi lãnh đạo của Đảng Quốc đại Ra-díp Gan-đi bị ám sát vào năm 1991, mặc dù Đảng Quốc đại vẫn giành thắng lợi trong lần bầu cử sau đó, nhưng chính phủ mới của Thủ tướng Na-ra-sim-ha Rao phải đối mặt với một loạt vấn đề khó khăn, như đưa nền kinh tế Ấn Độ trở lại quỹ đạo phát triển, ổn định chính trị nhằm đối phó với những thách thức do quá trình toàn cầu hóa và trật tự thế giới mới mang lại.
Năm là, Ấn Độ đánh giá châu Á - Thái Bình Dương nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng là khu vực giàu tiềm năng, đáp ứng lợi ích lâu dài của Ấn Độ. Theo đánh giá của giới phân tích, việc Mỹ và Nga rút các căn cứ quân sự khỏi Đông Nam Á đã tạo nên “khoảng trống quyền lực” ở khu vực.
Việc một số quốc gia có tham vọng “lấp chỗ trống” này đã thúc đẩy ASEAN tiến tới các cơ chế hợp tác về an ninh, mà ARF là một ví dụ điển hình. Ấn Độ được công nhận là thành viên chính thức của ARF vào năm 1995. Hơn nữa, trong hợp tác kinh tế, các nền kinh tế ASEAN sau nhiều năm tăng trưởng cao phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ từ các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản,… và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc, trong khi Ấn Độ là một thị trường rộng lớn với gần 1 tỷ dân, mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990 - 1995 khá cao và ổn định (khoảng 4,5%/năm).
Như vậy, với tầm quan trọng về chiến lược kinh tế - xã hội tại khu vực cũng như tiềm năng trở thành đối tác chủ chốt trong thương mại, đầu tư trên thế giới, Ấn Độ coi ASEAN là nhân tố chính trong chính sách “hướng Đông” của mình, trong đó việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN trở thành một nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông” của quốc gia Nam Á này(1).
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN
Trong hợp tác quốc phòng đa phương với ASEAN, khai thác lợi thế không có sự tranh chấp biên giới lãnh thổ với các nước Đông Nam Á, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng cùng có lợi với khu vực Đông Nam Á, nhằm tăng cường hiện diện quân sự, gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Ấn Độ một mặt ủng hộ các mục tiêu hòa bình ở Đông Nam Á, mặt khác chủ động xây dựng lòng tin với các nước ASEAN; khuyến khích ASEAN tham gia cơ chế diễn tập chung, đào tạo sĩ quan, huấn luyện nhân viên kỹ thuật quân sự. Trong khuôn khổ ARF, Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN dưới hình thức đối thoại, đề xuất sáng kiến hợp tác và thiết lập khung pháp lý, mở rộng phạm vi hợp tác, nhất là bảo đảm an ninh hàng hải, chống khủng bố trên biển.
Có thể nói, Ấn Độ ngày càng đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN và coi đó là một trong những nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông”. Sự tham gia tích cực hơn của Ấn Độ vào các vấn đề quốc phòng của ASEAN đã góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực ASEAN phát triển kinh tế.
Với tốc độ hiện đại hóa quân đội nhanh chóng, Ấn Độ đang và sẽ trở thành đối tác thương mại quân sự của nhiều nước Đông Nam Á nên hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, các nước nước thành viên ASEAN có thêm cơ hội để lựa chọn nguồn cung cấp vũ khí trang bị hiện đại. Với tiềm năng quân sự mạnh, nhất là về không quân và hải quân, việc Ấn Độ gia tăng sự hiện diện về quân sự ở khu vực ASEAN sẽ góp phần cân bằng cán cân quân sự, bảo đảm ổn định an ninh của một số nước ASEAN và khu vực Biển Đông. Đặc biệt, thông qua hoạt động phối hợp tổ chức diễn tập chung với Ấn Độ, các nước ASEAN có thể học tập, tích lũy kinh nghiệm về bảo đảm quốc phòng cấp quốc gia và khu vực. Hợp tác trao đổi học viên quân sự với Ấn Độ giúp các nước ASEAN có cơ hội để đào tạo, huấn luyện quân đội tinh nhuệ, có trình độ hiểu biết về các kỹ thuật tác chiến hiện đại, thành thạo trong việc vận hành, sử dụng, sửa chữa các hệ thống vũ khí, khí tài.
Cùng với thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng đa phương đối với ASEAN, Ấn Độ đã tích cực thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương với các quốc gia trong ASEAN.
Với Việt Nam, cùng với các lĩnh vực hợp tác khác, hợp tác quốc phòng là một trong những lĩnh vực được Ấn Độ chú trọng thúc đẩy trong hơn 20 năm qua. Theo đó, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quốc phòng và an ninh, phối hợp tại các diễn đàn đa phương liên quan. Hằng năm, hai bên thường xuyên tiến hành trao đổi đoàn, Đối thoại chính sách quốc phòng, hợp tác giữa các quân, binh chủng, trao đổi tàu thăm viếng, đào tạo, nâng cao năng lực và hợp tác tại các diễn đàn khu vực, trong đó có Chương trình hành động bom mìn vì mục đích nhân đạo.
Với Lào và Cam-pu-chia, quan hệ quốc phòng song phương mới phát triển ở mức độ trao đổi đoàn, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện quân sự. Trong đó có một số sự kiện tiêu biểu, như: Tàu chiến Ấn Độ thăm Cam-pu-chia hai lần trong năm 2008, không quân Ấn Độ trình diễn bay tại Lào (tháng 11-2008) và Cam-pu-chia (tháng 02-2010).
Đối với Xin-ga-po, từ khi thực hiện chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ có những điều chỉnh tích cực trong quan hệ hợp tác với quốc gia này. Trong khi đó, Xin-ga-po là quốc gia Đông Nam Á tiên phong trong việc đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với Ấn Độ, nhất là về quốc phòng trong khuôn khổ chính sách “hướng Tây” của mình. Quan hệ hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Xin-ga-po phát triển trên ba phương diện: huấn luyện lực lượng, hợp tác về công nghệ quốc phòng và an ninh biển, trong đó mũi nhọn là hoạt động diễn tập quân sự chung.
Với Mi-an-ma, đầu năm 1991, Ấn Độ xác định Mi-an-ma (quốc gia Đông Nam Á duy nhất có chung biên giới trên bộ và trên biển với Ấn Độ) là cửa ngõ quan trọng đưa Ấn Độ xích lại gần Đông Nam Á, giúp Ấn Độ bảo đảm an ninh ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ từng bước cải thiện quan hệ với Mi-an-ma. Trong những năm gần đây, hoạt động trao đổi đoàn các cấp được hai bên chú trọng thúc đẩy, nâng cấp quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quốc phòng. Hai bên thiết lập và duy trì kênh chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp thực hiện một số chiến dịch truy quét lực lượng nổi dậy ẩn náu tại biên giới giữa hai nước…
Với Ma-lai-xi-a, Ấn Độ tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp từ trước khi triển khai chính sách “hướng Đông”. Do đó, ngay từ giai đoạn đầu triển khai chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ tích cực củng cố, phát triển và mở rộng quan hệ nhiều mặt với Ma-lai-xi-a, nhất là lĩnh vực quốc phòng. Năm 1993, Ấn Độ ký Bản Ghi nhớ về “hợp tác quốc phòng” với Ma-lai-xi-a. Chủ trương ngoại giao quốc phòng của Ấn Độ đối với Ma-lai-xi-a tập trung vào hình thức diễn tập quân sự chung, huấn luyện, đào tạo quân sự; quân đội hai nước phối hợp với một số nước khác trong khu vực tiến hành diễn tập tăng cường hợp tác hải quân Mi-lan, diễn tập tìm kiếm và cứu hộ (SAREX)…
Với In-đô-nê-xi-a, trên cơ sở mối liên hệ về lịch sử và văn hóa, Ấn Độ chủ động, tích cực củng cố, mở rộng quan hệ song phương với In-đô-nê-xi-a, trong đó có lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Năm 2001, Ấn Độ ký kết với In-đô-nê-xi-a “Hiệp định hợp tác quốc phòng song phương”. Tháng 11-2005, hai nước thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, nhất là lĩnh vực cung cấp trang thiết bị vũ khí, công nghệ, đồng thời hợp tác cùng nghiên cứu sản xuất một số loại vũ khí trang bị và cùng thực hiện dự án phát triển quốc phòng. Đến nay, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương Ấn Độ - In-đô-nê-xi-a tiếp tục được củng cố, phát triển và trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Ấn Độ - ASEAN, đồng thời góp phần hiện thực hóa giai đoạn hai trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.
Đối với Thái Lan, sau khi Ấn Độ triển khai chính sách “hướng Đông”, Thái Lan cũng triển khai chính sách “hướng Tây” vào năm 1996. Ấn Độ đã triệt để khai thác cơ hội này để thúc đẩy quan hệ với Thái Lan, trong đó có quan hệ hợp tác quốc phòng. Những năm gần đây, quan hệ quốc phòng song phương Ấn Độ - Thái Lan chủ yếu được tiến hành thông qua hình thức trao đổi đoàn quân sự nhằm tìm hiểu khả năng huấn luyện, sản xuất và mua bán vũ khí trang bị, trao đổi lưu học viên quân sự. Ngoài ra, hai nước tham gia diễn tập Mi-lan cùng với các quốc gia ASEAN khác và phối hợp tổ chức một số cuộc diễn tập song phương.
Với Phi-líp-pin, mặc dù triển khai chính sách “hướng Đông” từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng phải đến những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ với Phi-líp-pin mới bắt đầu khởi sắc. Ấn Độ chủ trương thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng theo các hiệp định hợp tác quốc phòng đã được ký kết giữa hai bên. Tuy nhiên, việc hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Phi-líp-pin còn hạn chế, chủ yếu là trao đổi đoàn, tàu Hải quân Ấn Độ thăm viếng Phi-líp-pin, hỗ trợ đào tạo sĩ quan cho Phi-líp-pin,…
Trong những năm tới, tình hình quốc tế, khu vực được dự đoán sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tới hòa bình, ổn định ở khu vực, trong đó có Ấn Độ và ASEAN. Trước tình hình đó, Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với ASEAN. Về lĩnh vực quốc phòng, Ấn Độ chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực chống khủng bố, bảo đảm an ninh trên biển, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện quân sự, tặng, bán, hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí trang bị cho các nước ASEAN.
Có thể nói, chính sách “hướng Đông” triển khai tại Đông Nam Á đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực đối với Ấn Độ trên các lĩnh vực bảo đảm lợi ích và tăng cường tiềm lực quốc gia cho Ấn Độ, gia tăng hội nhập kinh tế Đông Nam Á, tạo thế và lực mới, góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của Ấn Độ tại Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. Trong hiệu ứng tích cực đó, việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN đã trở thành một nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông”.
Chính sách này của Ấn Độ đã được ASEAN đón nhận, ủng hộ, trong đó hợp tác quốc phòng ngày càng được đẩy mạnh, trở thành trụ cột trong quan hệ hợp tác với một số nước thành viên ASEAN. Với ý nghĩa đó có thể khẳng định, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ chỉ thực sự đem lại kết quả như mong đợi khi Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN, cùng với việc đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác khác. Sự hợp tác toàn diện Ấn Độ - ASEAN nói chung và quan hệ hợp tác quốc phòng nói riêng đã đem lại cho khu vực Đông Nam Á những cơ hội phát triển toàn diện, góp phần nâng cao vị thế ở khu vực và trên trường quốc tế; ngược lại, sẽ giúp cho Ấn Độ triển khai ngày càng hiệu quả chính sách “hướng Đông”./.
-----------------------
(1) Hợp tác quốc phòng của Ấn Độ thể hiện dưới hai hình thức: đa phương với ASEAN và song phương với từng quốc gia thành viên.
Đại biểu Quốc hội phân tích tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội  (22/10/2015)
Trung Quốc - ASEAN tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông  (21/10/2015)
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp  (21/10/2015)
Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân  (21/10/2015)
Đề nghị doanh nghiệp vùng Kansai tăng cường đầu tư vào Việt Nam  (21/10/2015)
Thủ tướng: Việt Nam và Philippines cùng có lợi ích chung ở Biển Đông  (21/10/2015)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên