Mọi công dân Việt Nam đều có thể hiến kế cho sự phát triển của đất nước
21:51, ngày 12-10-2015
TCCSĐT - Ngày 12-10-2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong các buổi tiếp xúc, cùng với việc ghi nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với nhiều vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm, Chủ tịch nước đã gợi ý cho cử tri góp ý vào các lĩnh vực trọng đại của đất nước.
“Người dân có đầy đủ quyền hạn đóng góp ý kiến vào vấn đề nhân sự của Đảng”
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Huỳnh Văn Triều, phường Cầu Kho (quận 1) đề cập: Vấn đề thời sự được đông đảo cử tri theo dõi là Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vừa kết thúc, trong đó có nội dung liên quan chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XII sắp tới. Đây là bước đột phá quan trọng đối với sự tồn vong của Đảng, nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đáng chú ý là, chúng tôi đặc biệt tâm đắc với quyết tâm của Đảng là kiên quyết không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, bè phái lợi ích nhóm, có năng lực, trí tuệ, tầm nhìn... Tuy nhiên, trong dư luận vẫn bộc lộ rõ không ít băn khoăn, lo lắng về chuyện những cán bộ giàu lên nhanh chóng, tham nhũng.
Cùng đồng tình với quan điểm trên, cử tri Nguyễn Trung Dũng, phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1) gửi gắm kỳ vọng: Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc về công tác cán bộ đó là “mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”, vì thế chúng tôi rất mong Đại hội của Đảng lần thứ XII sẽ thực hiện tốt phương châm này. Theo cử tri Nguyễn Xuân Hiển, hội viên Hội luật gia quận 4 đề nghị trong công tác bổ nhiệm cán bộ cũng phải chọn những người có tâm có tầm; đối với người bỗ nhiệm cũng phải có trách nhiệm với quyết định của mình.
Trao đổi và chia sẻ cùng với cử tri quận 1 và quận 4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, dựa trên Hiến pháp, Điều lệ Đảng, người dân, cử tri có đầy đủ quyền hạn để đóng góp ý kiến vào vấn đề nhân sự của Đảng. Vì thế, tất cả mọi người dân Việt Nam có thể gửi thư về Tiểu ban nhân sự Trung ương, Bộ Chính trị khóa để góp ý cho những trường hợp nhân sự quy hoạch nếu phát hiện nhân sự đó có vấn đề vi phạm định hướng tiêu chuẩn cán bộ cấp cao và chúng tôi sẽ xem xét cân nhắc khi nhận được những thư từ này. Chủ tịch nước nhấn mạnh, “kể cả chúng tôi nữa, chúng tôi thì các đồng chí khác xem xét. Nói như vậy không phải loại trừ, mọi người nằm trong danh sách đó đều được xem xét cả”.
Bên cạnh đó, các cử tri quận 1 và quận 4 cho rằng công cuộc phòng chống tham nhũng nói chung đã làm được nhiều việc, phá nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng nhưng tình trạng tham nhũng vẫn chưa thể khẳng định đã được đẩy lùi, thậm chí có chiều hướng gia tăng.
Về vấn đề này, Chủ tịch nước cũng thừa nhận mặc dù kết quả làm khá nhiều so với trước, độ nghiêm minh tăng cường hơn, nhưng so với mục tiêu, yêu cầu còn nhiều việc phải làm. Mục tiêu đó là ngăn chặn đẩy lùi tình trạng này. Vì thế, mong cử tri tiếp tục giám sát theo hiểu biết của mình ở nơi công tác, cư trú, biết được thông tin nào thì phản ánh, chất vấn để giúp việc thực hiện mục tiêu này mỗi ngày một tốt lên.
“Không phải có TPP là Việt Nam thành rồng”
Trong buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước đã dành thời gian giải đáp ngắn gọn về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nhiều cử tri quan tâm. Chủ tịch nước cho biết, hội nhập quốc tế là mục tiêu của Việt Nam trong nhiều năm qua nhằm mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu, phát triển kinh tế đất nước nên Việt Nam đã đàm phán để ký kết hiệp định TPP với các nước thành viên. Hiện nay, Nhà nước và Chính phủ ta đang khẩn trương triển khai để đưa các điều khoản trong Hiệp định này vào cuộc sống. Tuy nhiên, các cử tri cũng nên nhận thức rằng, không phải cứ vào TPP rồi thì Việt Nam sẽ thành rồng. Bởi, nước ta ký Hiệp định là để mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu qua đó phát triển kinh tế trong tương lai, chứ chúng ta không nên nghĩ TPP là chiếc đũa thần kỳ.
Chủ tịch nước lấy ví dụ rằng, “mình vào nhà người ta được thì cũng phải mở cửa cho người ta vào. Cho nên để giành thắng lợi, không gì khác hơn là nền kinh tế của ta phải có khả năng cạnh tranh cao, có năng suất, chất lượng hiệu quả chứ không có con đường nào khác”. Theo Chủ tịch nước, cái chính là chúng ta phải xây dựng được sức mạnh, có nội lực mới thắng được. Không phải có TPP là nền kinh tế Việt Nam cất cánh thành rồng ngay được, mà chính mình phải xây dựng một nền kinh tế hiệu quả cao.
Chủ tịch nước chia sẻ, bản thân tôi đã từng giật mình khi biết nhờ khoa học - công nghệ nước ngoài họ sản xuất một vụ cà chua năng suất lên đến 800-1.000 tấn, còn ở ta mới vài ba chục tấn là đã phấn khởi rồi. Không lẽ, mình đóng cửa suốt đời? Người ta giàu có còn mình thì nghèo? Tại sao người ta làm được mà mình làm không được, chưa được? Truyền thống chống ngoại xâm mình không thua kém ai, không lẽ mình không có truyền thống để canh tân quốc gia?” Với những câu hỏi này, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết, thay đổi một loạt vấn đề. Cụ thể như chúng ta đang lãng phí rất ghê gớm. Tất cả những quốc gia giàu có đều chắt chiu tiết kiệm từ thuở cơ hàn để có vốn phát triển. Theo quy luật, các nước phát triển đều phải mở cửa, chưa thấy ai đóng cửa kín mít mà phát triển thành rồng bao giờ cả”./.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Huỳnh Văn Triều, phường Cầu Kho (quận 1) đề cập: Vấn đề thời sự được đông đảo cử tri theo dõi là Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vừa kết thúc, trong đó có nội dung liên quan chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XII sắp tới. Đây là bước đột phá quan trọng đối với sự tồn vong của Đảng, nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đáng chú ý là, chúng tôi đặc biệt tâm đắc với quyết tâm của Đảng là kiên quyết không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, bè phái lợi ích nhóm, có năng lực, trí tuệ, tầm nhìn... Tuy nhiên, trong dư luận vẫn bộc lộ rõ không ít băn khoăn, lo lắng về chuyện những cán bộ giàu lên nhanh chóng, tham nhũng.
Cùng đồng tình với quan điểm trên, cử tri Nguyễn Trung Dũng, phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1) gửi gắm kỳ vọng: Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc về công tác cán bộ đó là “mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”, vì thế chúng tôi rất mong Đại hội của Đảng lần thứ XII sẽ thực hiện tốt phương châm này. Theo cử tri Nguyễn Xuân Hiển, hội viên Hội luật gia quận 4 đề nghị trong công tác bổ nhiệm cán bộ cũng phải chọn những người có tâm có tầm; đối với người bỗ nhiệm cũng phải có trách nhiệm với quyết định của mình.
Trao đổi và chia sẻ cùng với cử tri quận 1 và quận 4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, dựa trên Hiến pháp, Điều lệ Đảng, người dân, cử tri có đầy đủ quyền hạn để đóng góp ý kiến vào vấn đề nhân sự của Đảng. Vì thế, tất cả mọi người dân Việt Nam có thể gửi thư về Tiểu ban nhân sự Trung ương, Bộ Chính trị khóa để góp ý cho những trường hợp nhân sự quy hoạch nếu phát hiện nhân sự đó có vấn đề vi phạm định hướng tiêu chuẩn cán bộ cấp cao và chúng tôi sẽ xem xét cân nhắc khi nhận được những thư từ này. Chủ tịch nước nhấn mạnh, “kể cả chúng tôi nữa, chúng tôi thì các đồng chí khác xem xét. Nói như vậy không phải loại trừ, mọi người nằm trong danh sách đó đều được xem xét cả”.
Bên cạnh đó, các cử tri quận 1 và quận 4 cho rằng công cuộc phòng chống tham nhũng nói chung đã làm được nhiều việc, phá nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng nhưng tình trạng tham nhũng vẫn chưa thể khẳng định đã được đẩy lùi, thậm chí có chiều hướng gia tăng.
Về vấn đề này, Chủ tịch nước cũng thừa nhận mặc dù kết quả làm khá nhiều so với trước, độ nghiêm minh tăng cường hơn, nhưng so với mục tiêu, yêu cầu còn nhiều việc phải làm. Mục tiêu đó là ngăn chặn đẩy lùi tình trạng này. Vì thế, mong cử tri tiếp tục giám sát theo hiểu biết của mình ở nơi công tác, cư trú, biết được thông tin nào thì phản ánh, chất vấn để giúp việc thực hiện mục tiêu này mỗi ngày một tốt lên.
“Không phải có TPP là Việt Nam thành rồng”
Trong buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước đã dành thời gian giải đáp ngắn gọn về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nhiều cử tri quan tâm. Chủ tịch nước cho biết, hội nhập quốc tế là mục tiêu của Việt Nam trong nhiều năm qua nhằm mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu, phát triển kinh tế đất nước nên Việt Nam đã đàm phán để ký kết hiệp định TPP với các nước thành viên. Hiện nay, Nhà nước và Chính phủ ta đang khẩn trương triển khai để đưa các điều khoản trong Hiệp định này vào cuộc sống. Tuy nhiên, các cử tri cũng nên nhận thức rằng, không phải cứ vào TPP rồi thì Việt Nam sẽ thành rồng. Bởi, nước ta ký Hiệp định là để mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu qua đó phát triển kinh tế trong tương lai, chứ chúng ta không nên nghĩ TPP là chiếc đũa thần kỳ.
Chủ tịch nước lấy ví dụ rằng, “mình vào nhà người ta được thì cũng phải mở cửa cho người ta vào. Cho nên để giành thắng lợi, không gì khác hơn là nền kinh tế của ta phải có khả năng cạnh tranh cao, có năng suất, chất lượng hiệu quả chứ không có con đường nào khác”. Theo Chủ tịch nước, cái chính là chúng ta phải xây dựng được sức mạnh, có nội lực mới thắng được. Không phải có TPP là nền kinh tế Việt Nam cất cánh thành rồng ngay được, mà chính mình phải xây dựng một nền kinh tế hiệu quả cao.
Chủ tịch nước chia sẻ, bản thân tôi đã từng giật mình khi biết nhờ khoa học - công nghệ nước ngoài họ sản xuất một vụ cà chua năng suất lên đến 800-1.000 tấn, còn ở ta mới vài ba chục tấn là đã phấn khởi rồi. Không lẽ, mình đóng cửa suốt đời? Người ta giàu có còn mình thì nghèo? Tại sao người ta làm được mà mình làm không được, chưa được? Truyền thống chống ngoại xâm mình không thua kém ai, không lẽ mình không có truyền thống để canh tân quốc gia?” Với những câu hỏi này, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết, thay đổi một loạt vấn đề. Cụ thể như chúng ta đang lãng phí rất ghê gớm. Tất cả những quốc gia giàu có đều chắt chiu tiết kiệm từ thuở cơ hàn để có vốn phát triển. Theo quy luật, các nước phát triển đều phải mở cửa, chưa thấy ai đóng cửa kín mít mà phát triển thành rồng bao giờ cả”./.
Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh: Phát triển mạnh mẽ nhờ biết phát huy tiềm năng, thế mạnh  (12/10/2015)
Công bố Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định  (12/10/2015)
Kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua  (12/10/2015)
Khai mạc Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (12/10/2015)
Thông báo nhanh kết quả Hội nghị 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (12/10/2015)
Nhiệm vụ của Nga là ổn định chính quyền hợp pháp ở Syria  (12/10/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên