Người dân có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được hưởng cùng một mức giá dịch vụ khám chữa bệnh
06:25, ngày 10-10-2015
Dự kiến cuối năm 2015, người dân có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được hưởng cùng một mức giá dịch vụ khám chữa bệnh giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Giá dịch vụ trên bao gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù (gồm phụ cấp thường trực 24/24 giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật). Từ 1-3-2016, các bệnh viện thực hiện mức giá theo đúng lộ trình tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP, bao gồm cả tiền lương.
Trên đây là nội dung Thông tư liên bộ quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc do Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính xây dựng, dự kiến sẽ ban hành vào cuối tháng 11, đầu tháng 12-2015 tới.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) Nguyễn Nam Liên cho biết nếu như trước đây, Bộ Y tế chỉ ban hành khung giá, các địa phương tự xây dựng giá và hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt thì trong Thông tư này, Bộ Y tế sẽ ban hành mức giá cố định và các bệnh viện trên toàn quốc sẽ cùng áp dụng và sẽ có khoảng 1.800 dịch vụ y tế tăng giá.
Việc ban hành Thông tư sẽ chấm dứt việc mỗi tỉnh quy định một mức giá khác nhau, dẫn đến một điều vô lý là cùng hạng bệnh viện nhưng mức giá dịch vụ giữa các tỉnh lại khác nhau.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) nhấn mạnh: "Giá dịch vụ y tế không đơn thuần là giá để người dân chi trả chi phí khám chữa bệnh cho bệnh viện, mà quan trọng hơn cả nó là cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội thay mặt cho người dân thanh toán cho bệnh viện, không như giá các hàng hóa, dịch vụ khác mà là quyền lợi của người dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế (hoặc mức "bồi hoàn" chi phí khám, chữa bệnh của bảo hiểm y tế cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế)".
Giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ gồm bảy yếu tố chi phí bao gồm thuốc, vật tư trực tiếp; điện, nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng tài sản; tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn tài sản cố định; khấu hao tài sản; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Theo Thông tư, giá dự kiến tăng trong năm 2015 bao gồm giá khám bệnh (theo hạng bệnh viện), giá ngày giường (theo hạng bệnh viện và chuyên khoa) và giá dịch vụ kỹ thuật sẽ áp dụng chung cho các hạng bệnh viện.
Phương án này sẽ khuyến khích các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật, người dân sẽ được sử dụng dịch vụ và được bảo hiểm y tế thanh toán ngay tại địa bàn. Y tế cơ sở gồm tuyến huyện và xã sẽ có điều kiện để phát triển, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn tuyến dưới.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Nam Liên khẳng định việc liên bộ ban hành Thông tư quy định mức giá gồm chi phí trực tiếp và tiền lương là một đòi hỏi thực tế, khách quan, theo quy định của pháp luật.
Việc tăng chi phí không phải để thực hiện các dịch vụ y tế mà là chuyển các khoản chi trước đây nhà nước bao cấp trực tiếp cho các bệnh viện vào giá, chuyển phần ngân sách này sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế.
Việc ban hành Thông tư sẽ tác động trực tiếp vào bốn đối tượng bao gồm người bệnh, cơ sở y tế, quỹ bảo hiểm y tế và Nhà nước. Trong đó, người bệnh không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá.
Giá tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, người dân sẽ được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn (người có thẻ được bảo hiểm xã hội thanh toán, làm tăng quyền lợi), đảm bảo công khai minh bạch, giảm phiền hà cho người bệnh.
Ngoài ra, việc áp dụng Thông tư mới sẽ giúp khoảng 23,7 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ bảo hiểm y tế có lợi vì theo quy định, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng, thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội thuộc diện được Ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ bảo hiểm y tế, khi đi khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế thanh toán 100% (từ 31-12-2014 trở về trước được thanh toán 95% trừ trẻ em < 6 tuổi được 100%, đồng chi trả 5%) được bảo hiểm y tế thanh toán phần tăng thêm.
Với đối tượng cận nghèo được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia bảo hiểm y tế, hiện nay 40% đã có thẻ bảo hiểm y tế. Khi đi khám chữa bệnh, đối tượng này được bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% (trước 31-12-2014 chỉ được hưởng 80%, phải đồng chi trả 20%) nên mức độ tác động không nhiều.
Các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều vì nếu chưa tính đủ giá, người bệnh phải trả thêm một số khoản chi phí, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm các chi phí này.
Mặt khác, từ 1-1-2015, người tham gia bảo hiểm y tế từ 5 năm liên tục trở lên đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.
Việc áp dụng Thông tư sẽ giúp các bệnh viện có điều kiện mua các loại thuốc, vật tư, hóa chất, test, kit xét nghiệm với chất lượng cao hơn, làm tăng chất lượng của dịch vụ y tế; thúc đẩy xã hội hóa y tế; bệnh viện sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã được đầu tư trong thời gian vừa qua.
Giá dịch vụ tính đủ chi phí, trong đó có tiền lương sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế, bệnh viện phải phục vụ tốt thì mới có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ.
Đối với Quỹ bảo hiểm y tế vẫn có khả năng cân đối được đến hết năm 2017, từ năm 2018 sẽ xem xét điều chỉnh mức đóng cho phù hợp (Luật quy định tối đa 6%, hiện nay đóng 4,5% lương).
Khi điều chỉnh giá đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế (dự kiến trong năm 2016) sẽ thúc đẩy đối tượng này tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra, do coi bảo hiểm y tế là một trong ba trụ cột của an sinh xã hội nên nhà nước đã quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
Việc tính đủ sẽ đưa giá dịch vụ y tế về đúng giá trị thật, sẽ khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế vì nếu không tính đủ, giá thấp, nhiều người sẽ không tham gia bảo hiểm y tế mà bỏ tiền túi ra chi trả, nhưng khi tính đúng, tính đủ giá dịch vụ, người dân sẽ thấy được lợi ích, tính nhân văn của bảo hiểm y tế là hàng năm chỉ phải đóng một mức nhỏ để mua bảo hiểm y tế, khi đau ốm sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán, giảm bớt rủi ro.
Nhà nước sẽ chuyển phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện hiện nay (dự kiến khoảng trên 10.000 tỷ đồng/năm) sang hỗ trợ các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do đó sẽ giúp thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân nhanh hơn./.
Trên đây là nội dung Thông tư liên bộ quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc do Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính xây dựng, dự kiến sẽ ban hành vào cuối tháng 11, đầu tháng 12-2015 tới.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) Nguyễn Nam Liên cho biết nếu như trước đây, Bộ Y tế chỉ ban hành khung giá, các địa phương tự xây dựng giá và hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt thì trong Thông tư này, Bộ Y tế sẽ ban hành mức giá cố định và các bệnh viện trên toàn quốc sẽ cùng áp dụng và sẽ có khoảng 1.800 dịch vụ y tế tăng giá.
Việc ban hành Thông tư sẽ chấm dứt việc mỗi tỉnh quy định một mức giá khác nhau, dẫn đến một điều vô lý là cùng hạng bệnh viện nhưng mức giá dịch vụ giữa các tỉnh lại khác nhau.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) nhấn mạnh: "Giá dịch vụ y tế không đơn thuần là giá để người dân chi trả chi phí khám chữa bệnh cho bệnh viện, mà quan trọng hơn cả nó là cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội thay mặt cho người dân thanh toán cho bệnh viện, không như giá các hàng hóa, dịch vụ khác mà là quyền lợi của người dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế (hoặc mức "bồi hoàn" chi phí khám, chữa bệnh của bảo hiểm y tế cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế)".
Giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ gồm bảy yếu tố chi phí bao gồm thuốc, vật tư trực tiếp; điện, nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng tài sản; tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn tài sản cố định; khấu hao tài sản; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Theo Thông tư, giá dự kiến tăng trong năm 2015 bao gồm giá khám bệnh (theo hạng bệnh viện), giá ngày giường (theo hạng bệnh viện và chuyên khoa) và giá dịch vụ kỹ thuật sẽ áp dụng chung cho các hạng bệnh viện.
Phương án này sẽ khuyến khích các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật, người dân sẽ được sử dụng dịch vụ và được bảo hiểm y tế thanh toán ngay tại địa bàn. Y tế cơ sở gồm tuyến huyện và xã sẽ có điều kiện để phát triển, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn tuyến dưới.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Nam Liên khẳng định việc liên bộ ban hành Thông tư quy định mức giá gồm chi phí trực tiếp và tiền lương là một đòi hỏi thực tế, khách quan, theo quy định của pháp luật.
Việc tăng chi phí không phải để thực hiện các dịch vụ y tế mà là chuyển các khoản chi trước đây nhà nước bao cấp trực tiếp cho các bệnh viện vào giá, chuyển phần ngân sách này sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế.
Việc ban hành Thông tư sẽ tác động trực tiếp vào bốn đối tượng bao gồm người bệnh, cơ sở y tế, quỹ bảo hiểm y tế và Nhà nước. Trong đó, người bệnh không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá.
Giá tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, người dân sẽ được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn (người có thẻ được bảo hiểm xã hội thanh toán, làm tăng quyền lợi), đảm bảo công khai minh bạch, giảm phiền hà cho người bệnh.
Ngoài ra, việc áp dụng Thông tư mới sẽ giúp khoảng 23,7 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ bảo hiểm y tế có lợi vì theo quy định, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng, thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội thuộc diện được Ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ bảo hiểm y tế, khi đi khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế thanh toán 100% (từ 31-12-2014 trở về trước được thanh toán 95% trừ trẻ em < 6 tuổi được 100%, đồng chi trả 5%) được bảo hiểm y tế thanh toán phần tăng thêm.
Với đối tượng cận nghèo được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia bảo hiểm y tế, hiện nay 40% đã có thẻ bảo hiểm y tế. Khi đi khám chữa bệnh, đối tượng này được bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% (trước 31-12-2014 chỉ được hưởng 80%, phải đồng chi trả 20%) nên mức độ tác động không nhiều.
Các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều vì nếu chưa tính đủ giá, người bệnh phải trả thêm một số khoản chi phí, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm các chi phí này.
Mặt khác, từ 1-1-2015, người tham gia bảo hiểm y tế từ 5 năm liên tục trở lên đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.
Việc áp dụng Thông tư sẽ giúp các bệnh viện có điều kiện mua các loại thuốc, vật tư, hóa chất, test, kit xét nghiệm với chất lượng cao hơn, làm tăng chất lượng của dịch vụ y tế; thúc đẩy xã hội hóa y tế; bệnh viện sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã được đầu tư trong thời gian vừa qua.
Giá dịch vụ tính đủ chi phí, trong đó có tiền lương sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế, bệnh viện phải phục vụ tốt thì mới có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ.
Đối với Quỹ bảo hiểm y tế vẫn có khả năng cân đối được đến hết năm 2017, từ năm 2018 sẽ xem xét điều chỉnh mức đóng cho phù hợp (Luật quy định tối đa 6%, hiện nay đóng 4,5% lương).
Khi điều chỉnh giá đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế (dự kiến trong năm 2016) sẽ thúc đẩy đối tượng này tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra, do coi bảo hiểm y tế là một trong ba trụ cột của an sinh xã hội nên nhà nước đã quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
Việc tính đủ sẽ đưa giá dịch vụ y tế về đúng giá trị thật, sẽ khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế vì nếu không tính đủ, giá thấp, nhiều người sẽ không tham gia bảo hiểm y tế mà bỏ tiền túi ra chi trả, nhưng khi tính đúng, tính đủ giá dịch vụ, người dân sẽ thấy được lợi ích, tính nhân văn của bảo hiểm y tế là hàng năm chỉ phải đóng một mức nhỏ để mua bảo hiểm y tế, khi đau ốm sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán, giảm bớt rủi ro.
Nhà nước sẽ chuyển phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện hiện nay (dự kiến khoảng trên 10.000 tỷ đồng/năm) sang hỗ trợ các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do đó sẽ giúp thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân nhanh hơn./.
Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc ngày 12-10  (10/10/2015)
Đề xuất mở rộng thẩm quyền giám sát của đại biểu Quốc hội  (10/10/2015)
Phó Thủ tướng trao Huân chương Độc lập hạng Nhì tặng Bộ trưởng Lào  (10/10/2015)
Liên hợp quốc 70 năm hình thành và phát triển  (10/10/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên