Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về sự gia tăng của cực đoan hóa và cực đoan bạo lực
06:56, ngày 03-10-2015
Ngày 02-10, Hội nghị đặc biệt cấp Bộ trưởng ASEAN về sự gia tăng của cực đoan hóa và cực đoan bạo lực (SAMMRRVE) đã diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia).
Hội nghị do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia Admad Zahid Hamidi chủ trì, thu hút sự tham dự của các bộ/ cơ quan an ninh, cảnh sát, nội vụ các nước thành viên ASEAN.
Mục đích hội nghị là cập nhật tình hình khủng bố, cực đoan bạo lực ở nhiều quốc gia; thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm, tăng cường hợp tác của ASEAN trong đấu tranh chống cực đoan hóa và cực đoan bạo lực; tạo diễn đàn cho các nước thành viên ASEAN trao đổi kinh nghiệm, quan điểm và ý tưởng để giải quyết vấn đề này.
Tại hội nghị, Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh được ủy quyền trình bày bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
Bài phát biểu nhấn mạnh thách thức của cuộc đấu tranh chống cực đoan hóa và cực đoan bạo lực hiện nay, như những khác biệt về quan điểm, nhận thức đối với vấn đề này; tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đối với kinh tế - văn hóa - xã hội; các phần tử cực đoan, khủng bố lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để gia tăng hoạt động; những khó khăn, bất cập về nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ cuộc đấu tranh trong lĩnh vực này.
Việt Nam đề nghị cơ quan thực thi pháp luật các nước ASEAN tăng cường hợp tác để kiểm soát, ngăn chặn nguồn tài trợ và các trang mạng truyền bá tư tưởng cực đoan bạo lực, khủng bố; phối hợp chặt chẽ trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, xử lý các vấn đề liên quan đến di trú; phối hợp bảo đảm an ninh của cộng đồng người nước ngoài trên lãnh thổ của nhau; hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về đấu tranh phòng, chống cực đoan hóa và cực đoan bạo lực; thường xuyên tổ chức các diễn đàn khu vực và quốc tế để chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và đề ra giải pháp đối phó với khủng bố, cực đoan.
Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của Hội nghị SAMMRRVE và mong muốn tiếp thu kinh nghiệm của các nước; sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với cơ quan thực thi pháp luật các nước và các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này./.
Mục đích hội nghị là cập nhật tình hình khủng bố, cực đoan bạo lực ở nhiều quốc gia; thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm, tăng cường hợp tác của ASEAN trong đấu tranh chống cực đoan hóa và cực đoan bạo lực; tạo diễn đàn cho các nước thành viên ASEAN trao đổi kinh nghiệm, quan điểm và ý tưởng để giải quyết vấn đề này.
Tại hội nghị, Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh được ủy quyền trình bày bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
Bài phát biểu nhấn mạnh thách thức của cuộc đấu tranh chống cực đoan hóa và cực đoan bạo lực hiện nay, như những khác biệt về quan điểm, nhận thức đối với vấn đề này; tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đối với kinh tế - văn hóa - xã hội; các phần tử cực đoan, khủng bố lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để gia tăng hoạt động; những khó khăn, bất cập về nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ cuộc đấu tranh trong lĩnh vực này.
Việt Nam đề nghị cơ quan thực thi pháp luật các nước ASEAN tăng cường hợp tác để kiểm soát, ngăn chặn nguồn tài trợ và các trang mạng truyền bá tư tưởng cực đoan bạo lực, khủng bố; phối hợp chặt chẽ trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, xử lý các vấn đề liên quan đến di trú; phối hợp bảo đảm an ninh của cộng đồng người nước ngoài trên lãnh thổ của nhau; hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về đấu tranh phòng, chống cực đoan hóa và cực đoan bạo lực; thường xuyên tổ chức các diễn đàn khu vực và quốc tế để chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và đề ra giải pháp đối phó với khủng bố, cực đoan.
Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của Hội nghị SAMMRRVE và mong muốn tiếp thu kinh nghiệm của các nước; sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với cơ quan thực thi pháp luật các nước và các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này./.
Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại vì hòa bình, hợp tác  (03/10/2015)
Diễn đàn Tư pháp Quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ tám  (03/10/2015)
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2015  (03/10/2015)
Đại sứ Việt Nam tại Italy trình Quốc thư lên Tổng thống Cộng hòa Italy  (03/10/2015)
APEC: Tái cơ cấu toàn diện để đảm bảo tăng trưởng kinh tế  (03/10/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên