Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung phát triển bền vững
22:40, ngày 30-09-2015
TCCSĐT - Ngày 30-9-2015, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị toàn quốc về môi trường lần thứ IV (Phiên toàn thể). Đây là sự kiện quan trọng, nhằm tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được, các mặt hạn chế và bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015. Thông qua đó nhận dạng những thách thức, thuận lợi, xác định nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 để công tác bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt hơn.
Đến dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn Minh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đại diện các bộ, ban, ngành, lãnh đạo các địa phương; các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực môi trường; các tổ chức quốc tế và các cơ quan thông tấn báo chí.
Hội nghị phiên toàn thể là sự kiện quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện của Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV. Các nội dung chính của Hội nghị phiên toàn thể bao gồm: báo cáo tổng kết công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015, định hướng công tác giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo tham luận của một số bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về thực hiện công tác bảo vệ môi trường; báo cáo kết quả của Hội thảo Quản lý nhà nước về môi trường và Hội thảo Khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; trao đổi, thảo luận về định hướng công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2016-2020,…
Năm 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường. Đây là năm đầu tiên triển khai Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2014; năm thứ 3 triển khai Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 03-6-2013, của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 35/NQ-TW của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực môi trường. Đồng thời là năm tổng kết đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2012-2015 của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đánh giá công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tiếp tục có những bước phát triển mới, ngày càng hoàn thiện đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng và vận hành. Tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường đã được kiện toàn từ trung ương đến địa phương và tại các bộ, ngành trung ương, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường liên tục được tăng cường, mở rộng, chất lượng môi trường nhiều địa phương có những chuyển biến tích cực hơn trước. Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát, hạn chế về mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục đạt được những tiến bộ trong việc bảo vệ môi trường sống và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác bảo vệ môi trường nước ta vẫn có những tồn tại, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV là cơ hội để cùng trao đổi, thảo luận, đánh giá cụ thể, khách quan những mặt được và chưa được về công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua, chỉ ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để từ đó thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường,… hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Hiện nay, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước đã trở thành những vấn đề toàn cầu và không một quốc gia nào có thể tự giải quyết được. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn đối với vấn đề quan trọng này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, nhìn lại 5 năm qua, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả tích cực: Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật đã được rà soát, bổ sung, không ngừng hoàn thiện; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương tiếp tục được kiện toàn, năng lực quản lý được cải thiện đáng kể. Đạt được những kết quả trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức của toàn ngành; sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương; đầu tư của các cấp chính quyền và của cộng đồng doanh nghiệp; sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị-xã hội; sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, cộng đồng quốc tế và tinh thần trách nhiệm của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ cần nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường, như đã nêu trong Báo cáo tổng kết.
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới và để bảo vệ môi trường trở thành một nội dung quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe và thể chất của giống nòi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội nghị cần tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ quan trọng.
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XII sắp tới, các nghị quyết Trung ương, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014; sửa đổi Luật Đa dạng sinh học và các luật có liên quan nhằm thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Thứ hai, tăng cường công tác truyền thông về ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật, tham gia bảo vệ môi trường trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp.
Thứ ba, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở các địa phương, cấp huyện, xã, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Thứ tư, tăng cường đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công cụ đánh giá môi trường chiến lược, cơ sở dữ liệu môi trường để dự báo, phòng ngừa các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường.
Cuối cùng là chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế tranh thủ nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường.
Qua đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa của các cơ quan Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, các quốc gia, các tổ chức và bạn bè quốc tế trong thời gian tới đối với vấn đề đặc biệt quan trọng này; đồng thời khẳng định Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác, đóng góp tích cực cùng cộng đồng quốc tế để giữ gìn môi trường mãi xanh của thế giới chúng ta.
Các sự kiện chính trong khuôn khổ Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV được diễn ra trong 2 ngày (từ ngày 29 đến ngày 30-9) gồm: Phiên toàn thể Hội nghị; hội thảo quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; hội thảo khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015 và triển làm quốc tế về môi trường./.
Hội nghị phiên toàn thể là sự kiện quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện của Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV. Các nội dung chính của Hội nghị phiên toàn thể bao gồm: báo cáo tổng kết công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015, định hướng công tác giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo tham luận của một số bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về thực hiện công tác bảo vệ môi trường; báo cáo kết quả của Hội thảo Quản lý nhà nước về môi trường và Hội thảo Khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; trao đổi, thảo luận về định hướng công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2016-2020,…
Năm 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường. Đây là năm đầu tiên triển khai Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2014; năm thứ 3 triển khai Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 03-6-2013, của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 35/NQ-TW của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực môi trường. Đồng thời là năm tổng kết đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2012-2015 của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đánh giá công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tiếp tục có những bước phát triển mới, ngày càng hoàn thiện đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng và vận hành. Tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường đã được kiện toàn từ trung ương đến địa phương và tại các bộ, ngành trung ương, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường liên tục được tăng cường, mở rộng, chất lượng môi trường nhiều địa phương có những chuyển biến tích cực hơn trước. Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát, hạn chế về mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục đạt được những tiến bộ trong việc bảo vệ môi trường sống và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác bảo vệ môi trường nước ta vẫn có những tồn tại, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV là cơ hội để cùng trao đổi, thảo luận, đánh giá cụ thể, khách quan những mặt được và chưa được về công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua, chỉ ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để từ đó thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường,… hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Hiện nay, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước đã trở thành những vấn đề toàn cầu và không một quốc gia nào có thể tự giải quyết được. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn đối với vấn đề quan trọng này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, nhìn lại 5 năm qua, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả tích cực: Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật đã được rà soát, bổ sung, không ngừng hoàn thiện; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương tiếp tục được kiện toàn, năng lực quản lý được cải thiện đáng kể. Đạt được những kết quả trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức của toàn ngành; sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương; đầu tư của các cấp chính quyền và của cộng đồng doanh nghiệp; sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị-xã hội; sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, cộng đồng quốc tế và tinh thần trách nhiệm của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ cần nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường, như đã nêu trong Báo cáo tổng kết.
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới và để bảo vệ môi trường trở thành một nội dung quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe và thể chất của giống nòi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội nghị cần tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ quan trọng.
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XII sắp tới, các nghị quyết Trung ương, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014; sửa đổi Luật Đa dạng sinh học và các luật có liên quan nhằm thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Thứ hai, tăng cường công tác truyền thông về ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật, tham gia bảo vệ môi trường trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp.
Thứ ba, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở các địa phương, cấp huyện, xã, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Thứ tư, tăng cường đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công cụ đánh giá môi trường chiến lược, cơ sở dữ liệu môi trường để dự báo, phòng ngừa các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường.
Cuối cùng là chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế tranh thủ nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường.
Qua đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa của các cơ quan Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, các quốc gia, các tổ chức và bạn bè quốc tế trong thời gian tới đối với vấn đề đặc biệt quan trọng này; đồng thời khẳng định Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác, đóng góp tích cực cùng cộng đồng quốc tế để giữ gìn môi trường mãi xanh của thế giới chúng ta.
Các sự kiện chính trong khuôn khổ Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV được diễn ra trong 2 ngày (từ ngày 29 đến ngày 30-9) gồm: Phiên toàn thể Hội nghị; hội thảo quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; hội thảo khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015 và triển làm quốc tế về môi trường./.
Dừng thu phí đường bộ với xe máy từ 2016  (30/09/2015)
Hội nghị bàn phương hướng, nhiệm vụ và các công việc liên quan đến triển khai thực hiện Chỉ thị 03  (30/09/2015)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  (30/09/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Lào đến chào từ biệt  (30/09/2015)
Ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ họp bàn về vấn đề Biển Đông  (30/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên