Tổng thống Nga Putin: Châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược với Nga
20:57, ngày 04-09-2015
Việc tăng cường mối quan hệ với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược quan trọng với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4-9 tuyên bố như vậy tại phiên họp toàn thể Diễn đàn kinh tế phương Đông đang diễn ra tại Vladivostok.
Người đứng đầu nước Nga bày tỏ tin tưởng rằng các nước châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ là đầu tàu của nền kinh tế thế giới và là thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ quan trọng.
Tổng thống Putin khẳng định Nga, quốc gia có nguồn tài nguyên lớn, sẽ có khả năng bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tổng thống Nga nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ then chốt của Nga và các nước châu Á - Thái Bình Dương là thiết lập cầu năng lượng. Theo ông, sự hội nhập Á - Âu cũng đang mở ra những cơ hội mới cho mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi trong lĩnh vực thương mại, bao gồm cả Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU, gồm Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia và Kyrgyzstan).
Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng đã đề nghị các nước khác thành lập tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương các trung tâm nghiên cứu chung. Đây sẽ là những cơ sở nghiên cứu khoa học lớn, từ đó sẽ có những đột phá khoa học.
Hiện nay các phòng thí nghiệm tương tự ở cấp toàn cầu đều tập trung ở châu Âu, do đó cần thiết thành lập cơ sở hạ tầng, mạng lưới trung tâm khoa học, giáo dục như thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nga mời tất cả các nước quan tâm tham gia dự án này. Đây được xem là một trong những chiến lược hướng Đông của Nga.
Một trong những chính sách thể hiện sự hướng Đông của Nga là phát triển vùng Viễn Đông, và chính sách này không hề thay đổi. Theo ông, trong tương lai vùng Viễn Đông sẽ phát triển như một trong những trung tâm kinh tế - xã hội then chốt của Nga.
Hiện tại khu vực này đang triển khai vài chục dự án đầu tư lớn, thậm chí mang tính toàn cầu. Ưu tiên hàng đầu của Nga tại vùng Viễn Đông là chính sách phát triển kinh tế - xã hội và thành lập hệ thống giao thông hiện đại tại đây./.
Người đứng đầu nước Nga bày tỏ tin tưởng rằng các nước châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ là đầu tàu của nền kinh tế thế giới và là thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ quan trọng.
Tổng thống Putin khẳng định Nga, quốc gia có nguồn tài nguyên lớn, sẽ có khả năng bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tổng thống Nga nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ then chốt của Nga và các nước châu Á - Thái Bình Dương là thiết lập cầu năng lượng. Theo ông, sự hội nhập Á - Âu cũng đang mở ra những cơ hội mới cho mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi trong lĩnh vực thương mại, bao gồm cả Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU, gồm Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia và Kyrgyzstan).
Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng đã đề nghị các nước khác thành lập tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương các trung tâm nghiên cứu chung. Đây sẽ là những cơ sở nghiên cứu khoa học lớn, từ đó sẽ có những đột phá khoa học.
Hiện nay các phòng thí nghiệm tương tự ở cấp toàn cầu đều tập trung ở châu Âu, do đó cần thiết thành lập cơ sở hạ tầng, mạng lưới trung tâm khoa học, giáo dục như thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nga mời tất cả các nước quan tâm tham gia dự án này. Đây được xem là một trong những chiến lược hướng Đông của Nga.
Một trong những chính sách thể hiện sự hướng Đông của Nga là phát triển vùng Viễn Đông, và chính sách này không hề thay đổi. Theo ông, trong tương lai vùng Viễn Đông sẽ phát triển như một trong những trung tâm kinh tế - xã hội then chốt của Nga.
Hiện tại khu vực này đang triển khai vài chục dự án đầu tư lớn, thậm chí mang tính toàn cầu. Ưu tiên hàng đầu của Nga tại vùng Viễn Đông là chính sách phát triển kinh tế - xã hội và thành lập hệ thống giao thông hiện đại tại đây./.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 25-9-2015  (04/09/2015)
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 25-9-2015  (04/09/2015)
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Sơn La: Tiềm năng, lợi thế và những khó khăn  (04/09/2015)
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính  (04/09/2015)
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính  (04/09/2015)
Việt-Trung cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông  (03/09/2015)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay