Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thông qua nhiều nội dung quan trọng
TCCSĐT - Ngày 26-8-2015, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII đã tổ chức Kỳ họp lần thứ 19 (kỳ họp bất thường) để xem xét và thông qua các Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Theo đó, tại Kỳ họp, các đại biểu đã cho ý kiến và thông qua các tờ trình: Tờ trình về việc tiếp tục thực hiện Nghị định số 49/2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2015-2016 trên địa bàn Thành phố; Tờ trình về quy định cụ thể số lượng, chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với cán bộ không chuyên trách ở khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân; Tờ trình về việc xét thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ trên địa bàn Thành phố và Tờ trình về cho ý kiến và quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công.
Trong đó, Tờ trình về việc xét thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất; dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ trên địa bàn Thành phố được nhiều đại biểu quan tâm.
Để làm rõ Tờ trình này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Hữu Tín cho biết: Hiện toàn Thành phố có 298 dự án với tổng diện tích là 1.602 ha cần thu hồi năm 2015, trong đó có 154 dự án đã có quyết định giao vốn thực hiện, 144 dự án đã có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư hoặc chưa bố trí vốn nhưng do tính cấp bách cần phải thực hiện các thủ tục thu hồi đất trong năm 2015. Bên cạnh đó, có 3 dự án tại huyện Cần Giờ với tổng diện tích là 1 héc ta chuyển mục đích đất rừng phòng hộ gồm: Dự án trường Trung học cơ sở An Thới Đông với diện tích 0,43 ha và trụ sở Ban Chỉ huy quân sự xã Thạnh An với diện tích 0,25 héc ta, cả 2 dự án này đều nằm trong ranh rừng phòng hộ nhưng hiện trạng không có rừng. Còn dự án Trạm kiểm lâm An Thới Đông có diện tích 0,05 héc-ta hiện đang có rừng, đây là dự án được đại biểu hội đồng nhân dân có ý kiến nhiều nhất”.
Tiếp đó, đại diện chủ đầu tư dự án, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Nguyễn Văn Trực, phân tích: Rừng ngập mặn Cần Giờ được chia làm 3 loại (vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp). Trong khi đó, Trạm kiểm lâm nằm trong khu vực vùng đệm, đây là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Thế nhưng diện tích cần thu hồi không lớn lắm, chỉ 500m2. Vì thế, vừa qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị trồng lại 500m2 rừng ở xã Tam Thôn Hiệp. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố nhấn mạnh: Trạm kiểm lâm bảo vệ rừng thì dứt khoát phải nằm trong rừng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, ngăn ngừa chặt phá rừng. Nếu chúng ta xây dựng ở một địa điểm khác không phù hợp thì cũng không nên. Chúng ta bỏ ra 500m2 để bảo vệ 7.000 héc ta rừng/10.000 cây thì tôi nghĩ rằng các đại biểu chia sẻ để quản lý tốt hơn.
Là đơn vị thẩm tra Tờ trình này, Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố Phạm Văn Đông cho biết: Tổng diện tích mà UNESCO công nhận ở Cần Giờ là hơn 74.000 héc-ta, trong đó vùng lõi là 34.000 héc-ta, còn lại là vùng đệm và vùng chuyển tiếp nên các dự án ở Cần Giờ đều nằm trong khu vực sinh quyển được UNESCO công nhận. Vì thế, theo ông Đông “nếu chỉ vì đốn 500m2 cây rừng ở vùng đệm mà để UNESCO có ý kiến với mình thì không nên”. Đồng tình với quan điểm trên, với góc độ địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ Lê Minh Dũng, cho biết: Khu vực trên hiện được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt, trừ những công trình mục đích quốc phòng, an ninh mới được thu hồi đất.
Trước khi thông qua Tờ trình này, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố lưu ý đối với dự án Trạm kiểm lâm An Thới Đông. Theo đó, phải tìm địa điểm mà không phải chặt cây nào để xây trụ sở vẫn hơn là chặt đi rồi trồng lại, vì thế bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị tạm để dự án này lại đến khi nào tìm địa điểm thích hợp.
Đối với Tờ trình về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2015-2016 trên địa bàn Thành phố. Sau khi thảo luận, các đại biểu đã nhất trí 100% thông qua tờ trình này, đó là chập thuận chủ trương tạm thời áp dụng các quy định của Nghị quyết 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố về thực hiện mức thu học phí theo Nghị định 49 cho năm học 2015-2016, vấn đề này đồng nghĩa với việc học phí năm học 2015-2016 không tăng so với năm trước.
Nhằm làm rõ thêm nội dung của Tờ trình này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành Phố Lê Hoàng Quân lưu ý: Năm học 2015-2016, dự kiến tăng khoảng 85.000 em so với năm học trước. Với số lượng như thế thì phải tính toán xem cần tăng bao nhiêu phòng học mới đủ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành Phố Lê Hoàng Quân lưu ý, “vừa qua bản thân tôi đã trực tiếp kiểm tra hai địa bàn đó là Bình Tân và Bình Chánh. Kết quả cho thấy, nếu sự gia tăng dân số cơ học như hiện nay thì đến năm 2020 chúng ta không biết lấy đất đâu ra mà xây trường học”, đơn cử như năm 2003, khi huyện Bình Tân mới được tách ra chỉ có 313.000 dân, bây giờ con số này là hơn gấp đôi. Đó là những vấn đề mà Ủy ban nhân dân Thành phố đang rất lo lắng và đang tìm giải pháp tối ưu nhất để tháo gỡ./.
Campuchia cảnh báo xét xử đối tượng chỉ trích bản đồ của chính phủ  (27/08/2015)
Việt Nam, Lào đã làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ quan hệ hai nước  (27/08/2015)
Góp ý về nguyên tắc "Suy đoán vô tội" và "Tranh tụng trong xét xử"  (27/08/2015)
Hội thảo công bố báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2014 tại 12 tỉnh”  (26/08/2015)
Đoàn đại biểu Tạp chí A-lun-may (Lào) sang thăm và làm việc tại Việt Nam  (26/08/2015)
Nhóm chính trị gia lo ngại nguy cơ chiến tranh giữa Nga - NATO  (26/08/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên