Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về hoàn thành giải pháp xây dựng AEC
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp nước chủ nhà Malaysia Mustapa Mohamed cho biết, mặc dù hiện nay ASEAN phải đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp như giá dầu và hàng hóa sụt giảm, mối quan ngại về tiền tệ ở khu vực và môi trường kinh tế ngoại khối, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN vẫn cam kết mạnh mẽ không bàn lùi và không giảm bớt các biện pháp trong việc thực hiện các mục tiêu để hình hành Cộng đồng Kinh tế khu vực vào đúng thời điểm cuối năm 2015 như đã đặt ra.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã trao đổi hàng loạt các vấn đề kinh tế và nhất trí rằng ưu tiên trước mắt là hoàn thành các biện pháp còn lại của AEC vào cuối năm nay. Các Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng rằng hơn 91% các biện pháp đã được thực hiện trong Kế hoạch tổng thể AEC liên quan đến việc chính thức hình thành AEC vào cuối năm 2015.
AEC sẽ tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung trong ASEAN. Một khi được hình thành, hội nhập kinh tế khu vực sẽ sâu rộng hơn với việc tạo thuận lợi cho dòng đầu tư thương mại liên tục. Các biện pháp tự do hóa thị trường AEC cuối cùng là nhằm mục đích đảm bảo tăng trưởng kinh tế bình đẳng trong khu vực và đảm bảo lợi ích của ASEAN sẽ được chia đều cho tất cả trong một khu vực với dân số 620 triệu người.
Các Bộ trưởng cũng quyết tâm duy trì tốc độ, tập trung vào một số lĩnh vực có thể thúc đẩy việc đảm bảo thực hiện được mục tiêu thành lập AEC. Một trong các biện pháp được các Bộ trưởng tập trung bàn thảo tại Hội nghị lần này là thuận lợi hóa thương mại, đặc biệt hài hòa các quy định trong tất cả 10 nước thành viên ASEAN và vấn đề phi hàng rào thuế quan. Về thuế nhập khẩu, các Bộ trưởng ghi nhận đã xóa bỏ 95,99% thuế nhập khẩu.
Các Bộ trưởng cũng đề cập đến tình hình hội nhập của ngành dịch vụ và việc thực hiện các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) đối với việc lưu chuyển lao động lành nghề trong khu vực, hoan nghênh việc xây dựng dự thảo Tầm nhìn AEC sau 2015 đến năm 2025 và các biện pháp chiến lược khác.
Các Bộ trưởng nhất trí rằng việc tuyên truyền về AEC nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung phải được thực hiện trên diện rộng hơn nữa nhằm giúp người dân ASEAN hiểu đầy đủ về những nỗ lực của khối trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó có AEC, vào cuối năm đúng như kế hoạch đã đặt ra.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, các nước ASEAN từ trước đến nay đều hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 nên rất nghiêm túc thực hiện giải pháp để hình thành Cộng đồng Kinh tế được nêu trong lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015.
Việt Nam là một trong những nước luôn luôn ở trong tốp dẫn đầu. Theo đánh giá của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tại Hội nghị AEM lần này, Việt Nam đã hoàn thành 94,5% các giải pháp ưu tiên và đứng thứ hai chỉ sau Singapore và cũng chỉ thấp hơn Singapore có 0,2%.
Từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ tập trung hoàn thành các biện pháp trong ba lĩnh vực chủ yếu là dịch vụ, giao thông vận tải và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, Việt Nam đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc góp phần hình thành Cộng đồng Kinh tế vào cuối năm nay./.
Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hơn 4,9 tỷ USD vào Bình Dương  (23/08/2015)
Cam kết của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận  (23/08/2015)
Một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng Ngày Quốc khánh  (23/08/2015)
Ngành Giao thông phát huy truyền thống 70 năm đi trước mở đường  (23/08/2015)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Cơ quan Ngân hàng Trung ương lần thứ XXIII  (23/08/2015)
Khánh thành cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc  (23/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên