Cam kết của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Cuộc họp nhằm nghe Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về tình hình xét tuyển đại học đợt 1 và đưa ra giải pháp cho đợt xét tuyển thứ hai.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan đều đánh giá về cơ bản kỳ thi đạt yêu cầu đặt ra, được dư luận đồng tình; khẳng định chủ trương một kỳ thi, sử dụng kết quả để xét tuyển là đúng đắn, được Chính phủ quan tâm chỉ đạo, các cấp, các ngành và xã hội đồng lòng ủng hộ.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lâm Phương Thanh, cho biết Viện Nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban vừa có điều tra nhanh về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, kết quả cho thấy đa số người dân đánh giá cao, kỳ thi đã đạt 2 mục tiêu lớn là tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực với phụ huynh, học sinh, đây là cố gắng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, dư luận cũng cho rằng việc sử dụng kết quả để tuyển sinh chưa tốt. “Chúng tôi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần lắng nghe ý kiến của dư luận, các chuyên gia, các học sinh và phụ huynh, từ đó có giải pháp khắc phục để đợt tuyển sinh thứ 2 và các kỳ thi năm sau được thực hiện tốt hơn”, bà Lâm Phương Thanh nói.
Những bất cập trong sử dụng kết quả thi để xét tuyển đại học, cao đẳng là khâu kỹ thuật như Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận: Việc cho thí sinh đăng ký 4 ngành, được điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian dài đến 20 ngày và quy định liên quan đến hồ sơ xét tuyển chưa hợp lý đã gây lo lắng, căng thẳng cho nhiều phụ huynh, thí sinh; việc đi lại, di chuyển của thí sinh và người nhà đã gây nhiều phiền hà, tốn kém. Cả nước có trên 530.000 thí sinh tham gia xét tuyển đợt 1 vào đại học, trong đó có trên 43.000 lượt thí sinh thay đổi nguyện vọng, tương đương 8,1%.
Bộ trưởng cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có trách nhiệm của Bộ đã chưa lường hết được những vướng mắc có thể nảy sinh. Đặc biệt, Bộ chưa làm tốt việc cung cấp thông tin, giải thích các quy định về tuyển sinh.
Mặc dù từ ngày 11-8, Bộ đã điều chỉnh, cho phép thí sinh khi thay đổi nguyện vọng thì không cần rút hồ sơ mà chỉ cần gửi phiếu đăng ký nguyện vọng mới, nhưng do thông tin, hướng dẫn, giải thích chưa kịp thời, khiến nhiều thí sinh “đổ xô” rút hồ sơ đã nộp, nhất là trong ngày cuối cùng của đợt 1, gây căng thẳng, bức xúc trong dư luận.
Mặt khác, dù được đăng ký thay đổi nguyện vọng ngay tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, qua bưu điện hoặc đăng ký trực tiếp tại các trường, nhưng trong số 43.000 lượt thí sinh đã thay đổi nguyện vọng, chỉ có trên 11.000 em đăng ký tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, còn trên 31.000 em đến đăng ký trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng.
“Nếu làm tốt công tác hướng dẫn, giải thích, thì việc thay đổi nguyện vọng của thí sinh sẽ đơn giản hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều”, Bộ trưởng nói.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những cố gắng của Bộ, cũng như đóng góp của người dân, cấp ủy chính quyền các cấp và toàn thể xã hội trong việc tổ chức kỳ thi quốc gia THPT về cơ bản đạt mục tiêu như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên việc sử dụng kết quả kỳ thi vẫn chưa tốt. Mục tiêu ban đầu của kỳ thi là tạo thuận lợi, công bằng cho thí sinh nhưng vẫn còn để nhiều người dân và thí sinh phiền hà, rất vất vả, hoang mang. Phó Thủ tướng đồng ý với các đánh giá về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Qua đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý kiến phát biểu của các cơ quan chức năng và dư luận, Bộ phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, bám sát tình hình trên tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của chuyên gia, của dư luận, của học sinh để có ngay những giải pháp phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi. Ngay sau cuộc họp này Bộ phải thông tin ngay cho dư luận, xã hội”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Cam kết của Bộ trưởng
Trao đổi với báo chí ngay sau cuộc họp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận gửi lời cảm ơn tới người dân, các bộ ban ngành, các thí sinh và các bậc phụ huynh đã đồng hành cùng Bộ trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và đã có những góp ý thẳng thắn.
Bộ trưởng cho biết trong đợt xét tuyển thứ hai, các thí sinh chỉ cần đăng ký các nguyện vọng trên phiếu đăng ký xét tuyển lấy từ trên mạng, nộp tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, tại các trường THPT tại nơi sinh sống, gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, không cần rút hồ sơ, phiếu báo điểm đã nộp.
“Chúng tôi bảo đảm rằng thông tin mà các thí sinh gửi qua tất cả các kênh đó sẽ được chuyển chính xác, nhanh chóng tới các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh”, Bộ trưởng cam kết.
Cùng với đó, Bộ sẽ chỉ đạo các trường nhanh chóng công bố kết quả tuyển sinh đợt 1 và các chỉ tiêu còn lại. Các trường cũng sẽ công bố ngay kết quả xét tuyển đợt 2 chứ không đợi tới 20 ngày như trong đợt 1./.
Một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng Ngày Quốc khánh  (23/08/2015)
Ngành Giao thông phát huy truyền thống 70 năm đi trước mở đường  (23/08/2015)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Cơ quan Ngân hàng Trung ương lần thứ XXIII  (23/08/2015)
Khánh thành cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc  (23/08/2015)
Việt Nam - Lào sớm ký Bản ghi nhớ về hợp tác giao thông 2016-2025  (23/08/2015)
Việt Nam và Campuchia xem xét cho xuất nhập cảnh cả ngày đêm  (23/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên