ASEAN nỗ lực cùng Liên hợp quốc giải quyết thách thức an ninh
Các vị đại diện của gần 50 quốc gia, đại diện nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như Phong trào Không liên kết (NAM), Liên minh châu Phi (AU), Liên minh châu Âu (EU) và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã tham gia và phát biểu tại phiên họp.
Phát biểu thay mặt các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhận định rằng cộng đồng quốc tế đang đứng trước nhiều thách thức trong nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh quốc tế do các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp.
Đại sứ nhấn mạnh trong bối cảnh đó, để đạt được các giải pháp lâu dài trong cố gắng chung nhằm bảo đảm an ninh quốc tế, cần hết sức coi trọng vai trò của các tổ chức khu vực.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định trong những năm qua, ASEAN đã chung sức nỗ lực nhằm tăng cường hòa bình, ổn định trong khu vực, góp phần quan trọng vào việc hình thành Cộng đồng ASEAN trong năm 2015.
ASEAN cũng đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác nhằm xây dựng các cơ chế ngăn ngừa xung đột, giải quyết hòa bình tranh chấp trong khu vực, trong đó có Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC). Ngoài ra, ASEAN luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc, trong đó có việc tăng cường tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cụ thể hóa quan hệ Đối tác Toàn diện ASEAN-Liên hợp quốc, thúc đẩy hợp tác giữa hai Ban thư ký.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga chia sẻ kinh nghiệm xây dựng cộng đồng ASEAN, nhất là “Phương cách ASEAN”. Theo Đại sứ, để ứng phó tốt hơn với các thách thức mới, cần coi trọng việc xây dựng đồng thuận, lắng nghe quan điểm các bên liên quan, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình tranh chấp.
Các nước ASEAN cho rằng các báo cáo, khuyến nghị của Tổng Thư ký Ban Ki-moon về định hướng hoạt động của Liên hợp quốc nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc cần coi trọng và đưa ra các khuyến nghị cụ thể về việc tăng cường hợp tác với các tổ chức khu vực, cũng như thúc đẩy đối thoại giữa các tổ chức khu vực với Liên hợp quốc và giữa các tổ chức này với nhau./.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tri ân các cán bộ lão thành cách mạng  (19/08/2015)
77 tác phẩm văn học về đề tài giao thông vận tải đã được nhận giải của Bộ Giao thông vận tải  (19/08/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn nhân sự 5 tỉnh  (19/08/2015)
Bộ Giáo dục và Đào tạo khóa phần mềm tuyển sinh từ chiều 20-8  (19/08/2015)
Thủ tướng lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sỹ và nghệ nhân  (19/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên