Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam
TCCSĐT - Sáng ngày 3-8-2015, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức buổi Hội thảo khoa học quốc tế “Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam. Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.
Đây là nghiên cứu do VEPR chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm đánh giá “Ảnh hưởng của TPP và AEC đến kinh tế Việt Nam” với kỳ vọng sẽ có những đóng góp cho các thảo luận chính sách trong tiến trình Việt Nam đàm phán ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nói riêng và tự do hóa thương mại nói chung.
TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, đã trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả nghiên cứu, trong đó nêu một số tác động của TPP và AEC đến kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Một là, TPP và AEC giúp GDP thực của Việt Nam tăng, tuy mức độ tác động của TPP và AEC là khác nhau. Các yếu tố tự do hóa thương mại của TPP là những động cơ chính cho tăng trưởng GDP thực.
Hai là, đầu tư tăng. Đây được cho là yếu tố hàng đầu để giải thích sự gia tăng GDP trên thực tế. TPP sẽ kích thích sự hình thành các nguồn vốn cố định ở Việt Nam.
Ba là, thay đổi trong xuất nhập khẩu. Thay đổi trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam khá lớn do khoảng 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là từ các nước thuộc TPP, tỷ lệ nhập khẩu trên GDP của Việt Nam cũng cao hơn so với các nước khác. Kim ngạch xuất khẩu sụt giảm nhẹ bởi một số lý do: thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, như các sản phẩm nông nghiệp, khai khoáng chịu sự cạnh tranh ở cả thị trường đầu vào và đầu ra. Mặc dù xuất khẩu các sản phẩm dệt may và da giày được dự đoán sẽ tăng mạnh nhưng không đủ bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu của các mặt hàng đang có chiều hướng giảm sút. Thứ hai, nguồn vốn đầu tư có nhiều khả năng sẽ đi vào các ngành xuất khẩu chính đang được mở rộng chứ không đổ vào các ngành đang có chiều hướng suy giảm…
Bốn là, dự kiến nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết bị điện tử, khai khoáng,… là những ngành chịu mức giảm lớn nhất về sản lượng.
Báo cáo của VEPR cũng đề xuất một số vấn đề cần được xem xét:
- Khẳng định sự cấp thiết phải tiếp tục cải cách thể chế, tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại. Nếu hội nhập không đi liền với những cải cách này thì không những sẽ khiến Việt Nam khó tận dụng được những cơ hội tốt mà còn có thể dẫn đến sự suy giảm, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Khi TPP được thực thi, các dòng thuế sẽ giảm dần về 0% khiến cho doanh thu về thuế giảm, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Vì thế Chính phủ có thể tìm cách bù đắp nguồn thâm hụt này bằng các nguồn lực khác, như tăng các loại thuế khác, tăng vay nợ hoặc cắt giảm chi tiêu thường xuyên, trợ cấp hoặc đầu tư công nhằm giữ ổn định ngân sách. Tuy nhiên, một số chính sách có thể cản trở nỗ lực hồi phục nền kinh tế. Vì thế, các giải pháp cân bằng cán cân ngân sách cần được cân nhắc để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích được sản xuất và tiêu dùng, tránh gây ra những mâu thuẫn, đi ngược với các nỗ lực chính sách khác. Các chính sách nên tập trung vào cát giảm chi tiêu thường xuyên.
- Có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh nhằm tăng năng suất và sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh việc cơ cấu lại những ngành không có lợi thế phát triển khi tham gia TPP.
- Các nước không chỉ cắt giảm các hàng rào thuế quan mà còn ngày càng quan tâm hơn các vấn đề cắt giảm hàng rào phi thuế quan, như cắt giảm chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu… TPP đóng vai trò chiến lược trong việc định hình lại cấu trúc và các luồng thương mại, đầu tư thế giới. Sau khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh cả những yếu tố thương mại, như những nội dung liên quan tới lao động, quyền sở hữu trí tuệ… Việc thực hiện các cam kết trong TPP đòi hỏi những thay đổi về chính sách và pháp luật trong nước.
- Các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa của mình, vì thế Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hợp lý khi mà các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ nhằm bảo vệ sản xuất trong nước đối với những ngành cần được khuyến khích, đồng thời hỗ trợ các nhà xuất khẩu của Việt Nam trong việc đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật khi xuất sang các nước bạn hàng.
- Việc cải cách hành chính, chính sách đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tận dụng những lợi ích TPP đem lại có ý nghĩa rất quan trọng. Các ngành công nghiệp nhẹ, như may mặc, dệt, da giày, tăng sản lượng xuất khẩu nhưng lại cần lao động giá rẻ để thu hút đầu tư. Một khi mức lương của Việt Nam tăng liên tục, những nhà đầu tư nước ngoài không bám rễ tại đây có thể sẽ tìm kiếm và lựa chọn các nước khác để đầu tư. Do đó, Việt Nam không nên phụ thuộc vào những lợi ích ngắn hạn mà TPP mang lại, mà còn phải tiếp tục và đẩy mạnh những nỗ lực cải cách trong các lĩnh vực đã thảo luận ở trên.
Nhiều ý kiến đóng góp vào bản Báo cáo chia sẻ tại Hội thảo đã nêu những băn khoăn, mong muốn đánh giá toàn diện hơn nữa tác động của TPP đối với kinh tế Việt Nam, trong đó đặc biệt là tác động của những rào cản phi quan thuế, như quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, lao động…; rút kinh nghiệm từ sự “bùng nổ” FDI sau khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để có sự chuẩn bị tốt hơn sau khi TPP được ký kết; đề xuất bổ sung hoặc làm rõ thêm các kết luận, nhận định, khuyến nghị chính sách. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề nghị các khuyến nghị chính sách cần thể hiện mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn theo hướng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển lành mạnh hơn.
Chăn nuôi được dự báo là ngành chịu nhiều tác động mạnh và theo chiều hướng bất lợi khi tham gia TPP. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam, chăn nuôi vẫn là sinh kế của khoảng 10 triệu dân. Tuy nhiên, theo TS. Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, không phải tất cả các sản phẩm của ngành chăn nuôi đều không có khả năng cạnh tranh. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Chương trình hành động nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trong đó mục tiêu là phát huy lợi thế và khả năng sản xuất một số loại vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần bố trí ngân sách phù hợp khuyến khích người dân hạ giá thành sản xuất. Cụ thể hiện nay vấn đề giống, thức ăn chăn nuôi và khâu trung gian thu mua còn manh mún, nhỏ lẻ, làm gia tăng chi phí đầu vào. Do vậy nếu khuyến khích các hộ nông dân liên kết lại với nhau trong mô hình sản xuất, trong cung cấp đầu vào, đầu ra sẽ giúp giảm được đáng kể giá thành sản phẩm./.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020.  (03/08/2015)
Việt Nam - Thái Lan sẽ sớm triển khai cam kết hợp tác vận tải  (03/08/2015)
Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo an toàn cho các đập hồ thủy điện  (03/08/2015)
Sáng 03-8, các tuyến Quốc lộ ở Quảng Ninh thông suốt trở lại  (03/08/2015)
Thanh tra Chính phủ Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác  (03/08/2015)
Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của Tòa án tối cao  (03/08/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển