Bế giảng Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa VI
Đến dự Lễ bế giảng có đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo lớp học; Nguyễn Thi Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các ban, bộ, ngành trung ương; các cơ quan thông tấn báo chí.
Về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện, các đồng chí phó giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện, các giảng viên, cán bộ quản lý.
PGS, TS. Nguyễn Tất Giáp, Phó Giám đốc Học viện trình bày Báo cáo tổng kết khóa học.
Báo cáo tổng kết khóa học do PGS, TS. Nguyễn Tất Giáp, Phó Giám đốc Học viện trình bày nêu rõ, Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa VI khai giảng đúng dịp trên phạm vi cả nước bắt đầu tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng. Lớp gồm 95 học viên, là cán bộ trong diện quy hoạch, đang giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang ở các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương. So với các khóa trước, Lớp có tỷ lệ học viên nữ cao hơn, tuổi đời trẻ hơn.
Với việc bế giảng lớp thứ sáu trong hai năm qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp theo Kết luận của Bộ Chính trị khoá XI về việc mở lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp.
Sau 4 tháng học tập, Lớp học đã hoàn thành kế hoạch học tập đề ra và 100% các đồng chí học viên đều đạt điểm giỏi, xuất sắc. Mặc dù trong quá trình tổ chức, triển khai lớp học còn không ít khó khăn, kể cả những bất cập nhưng kết quả học tập của lớp là sự phản ánh trung thực tinh thần học tập nghiêm túc, thái độ trách nhiệm của mỗi đồng chí học viên trong lớp, sự nhiệt tình giảng dạy của các giảng viên, sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, sự chỉ đạo sát sao, thiết thực của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Chỉ đạo lớp học, sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành trung ương, các địa phương, cùng với sự cố gắng nỗ lực của Học viện. Qua việc tổ chức lớp bồi dưỡng dự nguồn các khóa trước, Học viện đã tiến hành đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm để có sự chuẩn bị chủ động cho việc triển khai khóa học. Ngay khi khóa V chuẩn bị kết thúc, Học viện đã tiến hành lấy phiếu ý kiến, đánh giá của học viên; trực tiếp nghe phản ánh của học viên và qua đó, có những điều chỉnh kịp thời trong việc tổ chức khóa học.
GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện trao chứng nhận hoàn thành khóa học cho các học viên.
Tham gia giảng dạy khóa học là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, đến từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ,…
Trong thời gian học tập trung tại Học viện, học viên được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về lý luận, thực tiễn và một số kỹ năng, góp phần củng cố lập trường, quan điểm, nâng cao nhận thức về chính trị - xã hội; xây dựng tầm nhìn và tư duy chiến lược, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, bồi dưỡng các kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, hoạch định chính sách; rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, tác phong, trách nhiệm công vụ của người cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh học tập trung tại Học viện, các học viên còn tham gia chương trình đi thực tế, nghe báo cáo, đến thăm quan, khảo sát toàn diện tại các địa phương (Lớp chia làm 10 nhóm đến khảo sát tại 10 xã khó khăn nhất của 5 tỉnh trên cả nước).
Chúc mừng kết quả học tập và rèn luyện của các học viên, đồng chí Tô Huy Rứa mong muốn các học viên cần phát huy cao nhất trọng trách của mình trong việc lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XI; chuẩn bị tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng; tiếp tục chăm lo công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khai thác mọi nguồn lực vật chất và tinh thần, trong nước và quốc tế phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước./.
Chủ tịch Quốc hội tiếp các Đại sứ, Trưởng Đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài  (01/07/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đánh giá đúng thực tiễn để đề ra giải pháp thiết thực cho nhiệm kỳ tới  (01/07/2015)
Khẳng định cam kết của Việt Nam với hợp tác Mekong - Nhật Bản  (01/07/2015)
Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức đi vào chiều sâu  (01/07/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên