Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 68: Việt Nam nỗ lực đột phá đổi mới hệ thống y tế một cách bền vững
Phiên họp năm nay đã thảo luận một loạt các vấn đề như dịch bệnh Ebola, các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ vị thành niên, người già, tình trạng kháng thuốc kháng sinh, các chương trình nghị sự về sức khỏe sau năm 2015...
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu bật những thành tựu quý báu mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được về phát triển hệ thống y tế, tăng tuổi thọ người dân, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe bà mẹ trẻ em, bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân... trong điều kiện của một quốc gia với hơn 90 triệu dân, vừa bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Với những nỗ lực vượt bậc, Việt Nam đang từng bước tiến tới xây dựng một hệ thống chăm sóc y tế bền vững trong đó phát triển đồng bộ cả y tế chuyên sâu và y tế phổ cập.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh 3 nhóm chính sách đổi mới hệ thống y tế một cách bền vững mang tính đột phá đã được thực hiện tại Việt Nam bao gồm: Thứ nhất, đổi mới cơ chế tài chính của nền y tế tiến tới bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe dựa trên đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng y tế đồng bộ, đầu tư phát triển một số bệnh viện hiện đại tại tuyến trên kết hợp với việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng ở tuyến cơ sở, từng bước đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là tuyến xã, kết hợp triển khai mô hình bác sĩ gia đình phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực y tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ…
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng kêu gọi WHO và các quốc gia khác tăng cường phối hợp để thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao phủ y tế toàn dân, bảo đảm chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ y tế.
Tại cuộc họp thảo luận đóng góp cho Dự thảo các chương trình Nghị quyết y tế toàn cầu về các lĩnh vực liên quan đến công tác khám, chữa bệnh và quản lý một số bệnh không lây nhiễm trong đó nội dung quan trọng nhất là: “Đẩy mạnh lĩnh vực gây mê, chăm sóc phẫu thuật thiết yếu và khẩn cấp như một cấu phần trong bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”, đoàn Việt Nam đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong thực hiện chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên cho tuyến dưới theo Đề án 1816 và Bệnh viện vệ tinh mà Việt Nam đã đạt được những kết quả cao, trong đó có việc chuyển giao, phát triển kỹ thuật ngoại khoa và gây mê an toàn cho tuyến dưới được Ban Thư ký của Đại hội đồng ghi nhận và đánh giá cao.
PGS, TS. Lương Ngọc Khuê cho biết, cũng giống như các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ và đánh giá cao sáng kiến của WHO đã đưa vấn đề phẫu thuật an toàn thành vấn đề quan tâm toàn cầu. Bên cạnh đó, PGS, TS. Lương Ngọc Khuê đề nghị WHO, các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội quan tâm, ủng hộ các quốc gia thực hiện cả về phát triển kỹ thuật và tài chính để xây dựng, thiết lập mạng lưới cơ sở phẫu thuật an toàn, bảo đảm chất lượng chuẩn thiết yếu.
Ngay sau khi Nghị quyết về lĩnh vực gây mê, chăm sóc phẫu thuật thiết yếu và khẩn cấp như một cấu phần trong bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân được thông qua tại WHO 68, Việt Nam cùng với Zambia và một số nước khác đã tổ chức Hội nghị bên lề chính thức về chủ đề này. Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của nhiều nước và tổ chức quốc tế. Với tư cách là một trong những chủ tọa chính, PGS, TS. Lương Ngọc Khuê đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với Nghị quyết, đồng thời nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết này./.
“Đổi mới mô hình Hội đồng Lý luận Trung ương”  (26/05/2015)
Đồng chí Hà Thị Khiết chúc mừng Giáo hội Phật giáo mùa Phật đản 2015  (25/05/2015)
Việt Nam tham dự Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân quốc tế  (25/05/2015)
Quân đội Việt Nam, các nước trao đổi ứng phó với đe dọa an ninh  (25/05/2015)
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ  (25/05/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên