Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN.
Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không có thêm các hành động gây phức tạp và mở rộng tranh chấp trên Biển Đông”.
Cùng ngày, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc gần đây, Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc có công hàm gửi Phái đoàn thường trực các nước tại Liên hợp quốc, trong đó khẳng định “chủ quyền và các yêu sách liên quan” của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại các đảo và bãi ở Biển Đông là “hợp pháp, chính đáng và đúng đắn”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh:
“Đây là những quan điểm sai trái và không có bất kỳ cơ sở pháp lý, lịch sử cũng như thực tế nào. Ngày 30-4, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có công hàm gửi phái đoàn thường trực tất cả các nước tại Liên hợp quốc bác bỏ những quan điểm đó của phía Trung Quốc”./.
Binh chủng Tăng -Thiết giáp: Sơ kết phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”  (08/05/2015)
Tạp chí Cộng sản: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống cách mạng  (08/05/2015)
Tạp chí Cộng sản: “Tình nguyện về nguồn” tại Tuyên Quang  (08/05/2015)
Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nước Nga  (08/05/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên