Đối thoại cấp cao ASEAN - EU về hợp tác an ninh trên biển
Từ ngày 04 đến ngày 06-5, Đối thoại cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Liên minh châu Âu (EU) về Hợp tác an ninh trên biển lần thứ hai đã diễn ra tại Kuala Lumpur, với mục tiêu tăng cường hơn nữa sự phối hợp và hợp tác giữa ASEAN và EU trong lĩnh vực này.
Cuộc đối thoại do Bộ Ngoại giao Malaysia và Cơ quan Hành động đối ngoại châu Âu đồng tổ chức, Viện Biển của Malaysia (MIMA) chủ trì, với sự hỗ trợ của Cơ chế Đối thoại Khu vực ASEAN - EU (READI).
Với chủ đề ''Phát triển hợp tác trong khu vực và liên ngành nhằm tăng cường an ninh trên biển", hội nghị đã thu hút hơn 100 đại biểu là những học giả, giáo sư, nhà ngoại giao, chuyên gia và những người thực hiện chính sách từ các nước thành viên ASEAN, các viện của EU và các nước thành viên EU tham dự. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Phạm Cao Phong dẫn đầu.
Theo Chủ tịch MIMA Ahmad Ramli Nor, Đối thoại cấp cao ASEAN - EU nhằm tăng cường hợp tác và phối hợp liên ngành trong lĩnh vực an ninh trên biển, chống cướp biển và cướp có vũ trang trên biển, nghiên cứu điều tra phạm vi ảnh hưởng an ninh trên biển, giám sát và giải quyết các mối đe dọa trong đó có tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, tiến hành các hoạt động an ninh trên biển dựa trên luật lệ và tăng cường bảo đảm an ninh cảng biển, bao gồm cả đối với container, vai trò hỗ trợ của EU đối với nỗ lực và năng lực của ASEAN.
Ông cũng nhấn mạnh việc tăng cường hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa ASEAN và EU, cũng như sự hợp tác giữa hai bên trong giải quyết các mối đe dọa xuyên biên giới về an ninh trong khu vực.
Tại Đối thoại lần này, các đại biểu đã tập trung thảo luận về khuôn khổ hợp tác khu vực và liên ngành trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, chia sẻ thông tin và kỹ thuật nhằm bảo đảm an ninh trên biển, xây dựng cơ chế hợp tác khu vực dựa trên luật lệ, tăng cường các thể chế khu vực và khung pháp lý quốc tế, tăng cường an ninh cảng biển và nâng cao năng lực bảo đảm an ninh cảng biển và các container...
Các đại biểu cũng nhận thấy lợi ích tiềm tàng của Đối thoại cấp cao và hợp tác chặt chẽ giữa ASEAN và EU, cho rằng Đối thoại có thể là chất xúc tác trong việc xác định các hoạt động cụ thể trong tương lai, đóng góp tích cực vào việc làm sâu sắc thêm quan hệ ASEAN - EU.
Các đại biểu nhất trí rằng tăng cường hợp tác giữa hai bên sẽ thúc đẩy quan điểm và cách nhìn nhận chung về an ninh biển, xây dựng khuôn khổ chính sách thích hợp và tăng cường năng lực, chia sẻ thông tin...
Đối thoại cũng đề cập đến vấn đề an ninh ở Biển Đông, trong đó một số đại biểu đưa ra những khuyến nghị giải quyết vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, bảo đảm hòa bình, an ninh tại khu vực.
Trao đổi với phóng viên, Đại sứ Phạm Cao Phong cho biết Đối thoại nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống liên quan đến biển. Trong một quốc gia, các cơ quan bảo đảm an ninh trên biển cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tăng cường hợp tác đặc biệt giữa người dân với các cơ quan này. Ở cấp độ khu vực, Đối thoại nêu bật sự cần thiết tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các nước thành viên ASEAN. Ở cấp độ quốc tế, các đại biểu đã đề cập đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN và EU.
Theo Đại sứ, tại cuộc đối thoại, đoàn Việt Nam đã có những phát biểu về vấn đề an ninh biển, an ninh cảng biển và vấn đề Biển Đông, được nhiều đại biểu đồng tình ủng hộ, đóng góp vào thành công của hội nghị, thể hiện mối quan tâm và lợi ích của Việt Nam đối với an ninh biển ở khu vực.
Đối thoại cấp cao ASEAN - EU về Hợp tác an ninh trên biển lần thứ nhất được tổ chức tháng 11-2013 tại Jakarta, Indonesia./.
Khẳng định sự trường tồn của giá trị tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh  (06/05/2015)
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết ứng phó với các mối đe dọa toàn cầu  (06/05/2015)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp đoàn Hạ viện Mỹ  (06/05/2015)
Ban Chấp hành Trung ương thảo luận về mô hình chính quyền địa phương  (06/05/2015)
Campuchia gửi Điện mừng tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (05/05/2015)
Nepal đưa hàng cứu trợ tới các khu vực hẻo lánh nhất sau động đất  (05/05/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên