Suy thoái kinh tế Mỹ kéo dài ít nhất 1 năm
Ngày 16-10, một số chuyên gia kinh tế hàng đầu của Mỹ đã chính thức cảnh báo về nguy cơ nền kinh tế lớn nhất thế giới đang rơi vào một cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước.
Trước những diễn biến ngày càng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng và sự xuất hiện ngày càng nhiều dấu hiệu tiêu cực trên hầu hết các lĩnh vực, các chuyên gia nhận định rằng cuộc suy thoái lần này có thể kéo dài khoảng một năm hoặc lâu hơn.
Ông Bernard Baumohl, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Economic Outlook, cho biết những diễn biến xấu của nền kinh tế Mỹ hiện nay có nhiều điểm tương đồng đáng ngại như trong các kỳ khủng hoảng tồi tệ giữa thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.
Ông liệt kê một loạt dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang rơi vào một giai đoạn khủng hoảng sâu sắc nhất trong hơn 3 thập kỷ qua như đơn đặt hàng từ các nhà máy-công xưởng giảm, các công ty đua nhau sa thải công nhân, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, thị trường việc làm ngày càng xấu, thu nhập giảm, thị trường chứng khoán sụt giá, cuộc khủng hoảng nhà đất ngày càng nặng nề.
Theo dự báo của ông Baumohl, với việc người tiêu dùng ngày càng hạn chế chi tiêu, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong ba quý tới có khả năng sẽ thu hẹp chưa từng có trong 33 năm qua và "mọi người dường như đều đang lao vào chuẩn bị cho một cuộc suy thoái đau đớn."
Kết quả thăm dò của hãng Reuters cho biết đại đa số các chuyên gia kinh tế xác định tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý III/2008 sẽ rất nhỏ và nhiều khả năng không thể phục hồi được đà tăng trưởng bình thường cho tới tận nửa cuối năm 2009, thậm chí kéo dài hơn.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở thành phố Minneapolis Gary Stern cho rằng, thực trạng kinh tế Mỹ hiện nay thậm chí còn tệ hại hơn thời kỳ suy thoái 1990-1991 khi kinh tế Mỹ phát triển âm trong hai quý liên tục và phải sau gần hai năm mới phục hồi.
Các chuyên gia khác cũng nhận định rằng sự xuống dốc của nền kinh tế Mỹ hiện nay sẽ không quá sâu, với GDP tối đa chỉ ở mức âm 1,3% trong quý IV năm nay nhưng phải đến năm 2010 mới trở lại đà phát triển bình thường.
Nhiều chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ sẽ suy thoái (tăng trưởng âm) trong ba quý liên tục trong khi một số chuyên gia hoài nghi nhất thì dự báo kéo dài tới 18 tháng và đây sẽ là thời kỳ suy thoái kéo dài nhất kể từ năm 1947.
Tỷ lệ thất nghiệp trong công nhân Mỹ thời gian qua đã tăng vọt lên mức 6,1%, mức cao nhất kể từ tháng 7-1990 và dự kiến sang năm 2009 có thể vọt lên mức kỷ lục 8% trong vòng 26 năm trở lại (kể từ năm 1983).
Các số liệu gần đây cho thấy chỉ số hoạt động của các nhà máy, công xưởng của Mỹ ở các bang ở bờ phía Đông trong tháng 10 là thấp nhất trong 18 năm qua, trong khi đơn đặt hàng mua sản phẩm của các nhà máy thấp nhất kể từ năm 1980. Chỉ số sản xuất công nghiệp ở Mỹ trong tháng 9 cũng giảm mạnh nhất trong 34 năm qua. Đây là những bằng chứng cụ thể khẳng định kinh tế Mỹ đang xấu đi rõ rệt./.
Việt Nam - FAO: 30 năm hướng tới mối quan hệ đối tác  (17/10/2008)
Trao giải top 500 nhà bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương  (17/10/2008)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 20 (8-2008)  (17/10/2008)
FED thừa nhận kinh tế Mỹ đang khủng hoảng  (17/10/2008)
Trung tâm tài chính Mỹ chuyển sang Oa-sinh-tơn  (17/10/2008)
G8 cam kết phối hợp đối phó với khủng hoảng tài chính  (17/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên