Việt Nam ủng hộ Sáng kiến tầm nhìn mới trong nông nghiệp
20:46, ngày 21-04-2015
Ngày 21-4-2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và là diễn giả của phiên thảo luận chung về thiết lập chương trình nghị sự châu Á nhằm đảm bảo lương thực trong tương lai, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2015 (gọi tắt là WEF Đông Á 2015) đang diễn ra tại Jakarta.
Với chủ đề “Cách thức châu Á tranh thủ cơ hội mới để xây dựng cách tiếp cận chung của khu vực cho bảo đảm lương thực trong tương lai,” các diễn giả đã tập trung làm rõ an ninh lương thực là mối quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới và phát triển nông nghiệp bền vững đóng vai trò then chốt để bảo đảm an ninh lương thực cũng như tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, các diễn giả cũng đề cập tới những nguy cơ và thách thức trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho một thế giới với dân số hơn 9 tỷ người vào năm 2050.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các chính phủ cần có cam kết mạnh mẽ đối với phát triển nông nghiệp, trong đó coi phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước.
Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp nhằm xây dựng một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh và thân thiện với môi trường.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để huy động các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, cần có những chính sách phù hợp, đặc biệt là đầu tư của doanh nghiệp thông qua quan hệ đối tác công-tư (PPP). Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác an ninh lương thực và nông nghiệp giữa các quốc gia; đẩy mạnh việc tìm kiếm các thị trường mới cho xuất khẩu nông sản và tăng cường hợp tác quản lý, khai thác bền vững nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước trên các dòng sông quốc tế trong khu vực.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, với Việt Nam, nông nghiệp có vị trí chiến lược trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Việt Nam đã kiên trì thực hiện nhiều cải cách trong nông nghiệp. Năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 6,5 triệu tấn gạo và nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác, với tổng kim ngạch gần 31 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam ủng hộ và đang tích cực triển khai nhiều sáng kiến toàn cầu và khu vực về nông nghiệp, trong đó có "Sáng kiến tầm nhìn mới trong nông nghiệp” do WEF khởi xướng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước sẽ mở ra các thị trường mới rộng lớn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, và bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư quốc tế tăng cường hơn nữa đầu tư vào nông nghiệp ở Việt Nam./.
Bên cạnh đó, các diễn giả cũng đề cập tới những nguy cơ và thách thức trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho một thế giới với dân số hơn 9 tỷ người vào năm 2050.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các chính phủ cần có cam kết mạnh mẽ đối với phát triển nông nghiệp, trong đó coi phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước.
Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp nhằm xây dựng một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh và thân thiện với môi trường.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để huy động các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, cần có những chính sách phù hợp, đặc biệt là đầu tư của doanh nghiệp thông qua quan hệ đối tác công-tư (PPP). Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác an ninh lương thực và nông nghiệp giữa các quốc gia; đẩy mạnh việc tìm kiếm các thị trường mới cho xuất khẩu nông sản và tăng cường hợp tác quản lý, khai thác bền vững nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước trên các dòng sông quốc tế trong khu vực.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, với Việt Nam, nông nghiệp có vị trí chiến lược trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Việt Nam đã kiên trì thực hiện nhiều cải cách trong nông nghiệp. Năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 6,5 triệu tấn gạo và nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác, với tổng kim ngạch gần 31 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam ủng hộ và đang tích cực triển khai nhiều sáng kiến toàn cầu và khu vực về nông nghiệp, trong đó có "Sáng kiến tầm nhìn mới trong nông nghiệp” do WEF khởi xướng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước sẽ mở ra các thị trường mới rộng lớn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, và bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư quốc tế tăng cường hơn nữa đầu tư vào nông nghiệp ở Việt Nam./.
“Chính sách kinh tế mới” của V.I. Lê-nin - một cơ sở lý luận quan trọng của đổi mới ở Việt Nam  (21/04/2015)
Bàn giải pháp phát triển làng nghề trong thời kỳ hội nhập  (21/04/2015)
Phối hợp tu bổ, tôn tạo các đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia  (21/04/2015)
Việt Nam khẳng định tình đoàn kết với các nước châu Phi  (21/04/2015)
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ của Nhật Bản  (21/04/2015)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam  (21/04/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên