Chủ tịch nước gặp mặt Ban chỉ đạo sách "Ký ức người lính"
06:50, ngày 21-04-2015
Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4), ngày 20-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt Ban chỉ đạo công trình sách "Ký ức người lính" cùng Ban liên lạc Hội Bạn chiến đấu, Cựu chiến binh Sư đoàn 5 miền Đông Nam Bộ.
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước và các đại biểu đã ôn lại những năm tháng hào hùng của lịch sử đấu tranh giành độc lập thống nhất Tổ quốc, nghe báo cáo quá trình triển khai thực hiện công trình sách "Ký ức người lính".
Được sự chỉ đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin Truyền thông, năm 2012, Ban chỉ đạo công trình sách "Ký ức người lính" cùng các cơ quan, ban, ngành đã tổ chức thực hiện công trình sách này bao gồm các hoạt động: Phát động phong trào viết và kể lại những chiến công, kỳ tích, kỷ niệm sâu sắc trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước; tập hợp, xuất bản sách “Ký ức người lính”; triển lãm, giao lưu truyền hình và hỗ trợ nhân đạo thông qua quỹ Nghĩa tình đồng đội.
Sau hơn 2 năm triển khai, Ban chỉ đạo đã cho ra mắt bạn đọc tập 1 và tập 2.
Phát biểu trong buổi gặp mặt, các đại biểu nhấn mạnh, đã có nhiều câu chuyện cảm động được viết, được kể về những con người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhưng cũng còn nhiều tấm gương sinh động về phẩm chất anh hùng của dân tộc Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam cần tiếp tục được biểu dương.
Trong cuộc sống hiện tại, người lính vẫn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giữ vững niềm tin, động viên, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, cùng với thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp bản hùng ca người lính trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lắng nghe kiến nghị của các đại biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ hoan nghênh Ban chỉ đạo đã thực hiện thành công bước đầu công trình, góp phần tôn vinh những chiến công oanh liệt.
Đây là việc làm có tính nhân văn và ý nghĩa xã hội rộng lớn, nhằm lưu giữ và làm phong phú thêm giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân và quân đội ta; đồng thời bác bỏ những luận điệu xuyên tạc lịch sử.
Chủ tịch nước đề nghị, với tầm quan trọng đặc biệt, công trình cần tiếp tục có sự tiếp thu thận trọng, chọn lọc những tư liệu quý giá, đảm bảo chặt chẽ, chính xác, đóng góp vào công tác nghiên cứu lịch sử, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giáo dục cho các thế hệ Việt Nam.
Chủ tịch đề nghị các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân, đơn vị tiếp tục hỗ trợ Ban Chỉ đạo kinh phí thực hiện chương trình. Các cựu chiến binh Sư đoàn 5 giữ vững và phát huy truyền thống, góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược./.
Được sự chỉ đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin Truyền thông, năm 2012, Ban chỉ đạo công trình sách "Ký ức người lính" cùng các cơ quan, ban, ngành đã tổ chức thực hiện công trình sách này bao gồm các hoạt động: Phát động phong trào viết và kể lại những chiến công, kỳ tích, kỷ niệm sâu sắc trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước; tập hợp, xuất bản sách “Ký ức người lính”; triển lãm, giao lưu truyền hình và hỗ trợ nhân đạo thông qua quỹ Nghĩa tình đồng đội.
Sau hơn 2 năm triển khai, Ban chỉ đạo đã cho ra mắt bạn đọc tập 1 và tập 2.
Phát biểu trong buổi gặp mặt, các đại biểu nhấn mạnh, đã có nhiều câu chuyện cảm động được viết, được kể về những con người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhưng cũng còn nhiều tấm gương sinh động về phẩm chất anh hùng của dân tộc Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam cần tiếp tục được biểu dương.
Trong cuộc sống hiện tại, người lính vẫn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giữ vững niềm tin, động viên, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, cùng với thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp bản hùng ca người lính trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lắng nghe kiến nghị của các đại biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ hoan nghênh Ban chỉ đạo đã thực hiện thành công bước đầu công trình, góp phần tôn vinh những chiến công oanh liệt.
Đây là việc làm có tính nhân văn và ý nghĩa xã hội rộng lớn, nhằm lưu giữ và làm phong phú thêm giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân và quân đội ta; đồng thời bác bỏ những luận điệu xuyên tạc lịch sử.
Chủ tịch nước đề nghị, với tầm quan trọng đặc biệt, công trình cần tiếp tục có sự tiếp thu thận trọng, chọn lọc những tư liệu quý giá, đảm bảo chặt chẽ, chính xác, đóng góp vào công tác nghiên cứu lịch sử, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giáo dục cho các thế hệ Việt Nam.
Chủ tịch đề nghị các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân, đơn vị tiếp tục hỗ trợ Ban Chỉ đạo kinh phí thực hiện chương trình. Các cựu chiến binh Sư đoàn 5 giữ vững và phát huy truyền thống, góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược./.
Việt Nam luôn coi trọng phát triển hợp tác nhiều mặt với Séc  (21/04/2015)
Những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay về “tự bảo vệ” Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa  (20/04/2015)
Tư lệnh lực lượng Quốc phòng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam  (20/04/2015)
Nghị sỹ Bỉ đánh giá cao sự thành công của IPU-132 tại Việt Nam  (20/04/2015)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên