Họp báo nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam
08:20, ngày 16-04-2015
TCCSĐT - Ngày 15-4-2015, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Hội (21-4-1950 - 21-4-2015). Các đồng chí: Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Phan Hữu Minh, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên; Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo, chủ trì buổi họp.
Tại buổi họp báo, đồng chí Hà Minh Huệ cho biết, ngày 20-4-2015, tại Thủ đô Hà Nội sẽ diễn ra Lễ Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam và Hội nghị thi đua toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam. Sau Lễ Kỷ niệm, các nhà báo sẽ hành hương về cội nguồn - về xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đây là dịp để các nhà báo ôn lại truyền thống vẻ vang của Hội Nhà báo Việt Nam nói riêng, của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và tôn vinh những đóng góp của Hội cũng như các thế hệ nhà báo trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách đây 65 năm, vào ngày 21-4-1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội những người viết báo Việt Nam với 300 hội viên. Năm 1959, Đại hội lần thứ hai của Hội đã xác định nhiệm vụ mới trong tình hình đất nước bị chia cắt, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Các nhà báo đồng thời tham gia thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó của đất nước. Đại hội đã quyết định đổi tên Hội những người viết báo Việt Nam thành Hội Nhà báo Việt Nam.
Nhà báo Xuân Thủy - một nhà ngoại giao, nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng là Chủ tịch đầu tiên của Hội (1950 - 1962). Các Chủ tịch Hội tiếp theo là nhà báo Hoàng Tùng (1962 - 1987), nhà báo Hồng Chương (1987 - 1989), nhà báo Phan Quang (1989 - 2000), nhà báo Hồng Vinh (2000-2005), nhà báo Đinh Thế Huynh (2005 - 2012) và nhà báo Thuận Hữu (từ tháng 3-2012 đến nay).
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Hội Nhà báo Việt Nam đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tập hợp các nhà báo hoạt động trên khắp mọi miền đất nước, thông qua các sản phẩm báo chí đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nhà báo đã xông pha trên các mặt trận trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lao động không ngừng nghỉ trong thời bình để có những dòng tin, bức ảnh, thước phim thời sự nóng hổi hằng ngày, hằng giờ phục vụ nhu cầu thông tin của xã hội, của nhân dân.
Là tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Nhà báo Việt Nam là người đại diện duy nhất của những người làm công tác thông tin, tuyên truyền - các chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng trong cả nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo trong tác nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; giám sát việc tuân thủ luật pháp, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thông tin, báo chí; thực hiện các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật. Hội đã có nhiều nỗ lực và về cơ bản thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong công tác thông tin và xây dựng tổ chức Hội; uy tín của Hội ngày một nâng cao.
Hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam có hơn 22.000 hội viên, sinh hoạt tại 63 hội nhà báo tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, 19 liên chi hội và 188 chi hội trực thuộc Trung ương Hội. Hội đã trải qua 9 kỳ Đại hội. Đại hội lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), dự kiến tổ chức vào tháng 8-2015, sẽ đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho một thời kỳ phát triển mới của Hội./.
Cách đây 65 năm, vào ngày 21-4-1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội những người viết báo Việt Nam với 300 hội viên. Năm 1959, Đại hội lần thứ hai của Hội đã xác định nhiệm vụ mới trong tình hình đất nước bị chia cắt, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Các nhà báo đồng thời tham gia thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó của đất nước. Đại hội đã quyết định đổi tên Hội những người viết báo Việt Nam thành Hội Nhà báo Việt Nam.
Nhà báo Xuân Thủy - một nhà ngoại giao, nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng là Chủ tịch đầu tiên của Hội (1950 - 1962). Các Chủ tịch Hội tiếp theo là nhà báo Hoàng Tùng (1962 - 1987), nhà báo Hồng Chương (1987 - 1989), nhà báo Phan Quang (1989 - 2000), nhà báo Hồng Vinh (2000-2005), nhà báo Đinh Thế Huynh (2005 - 2012) và nhà báo Thuận Hữu (từ tháng 3-2012 đến nay).
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Hội Nhà báo Việt Nam đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tập hợp các nhà báo hoạt động trên khắp mọi miền đất nước, thông qua các sản phẩm báo chí đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nhà báo đã xông pha trên các mặt trận trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lao động không ngừng nghỉ trong thời bình để có những dòng tin, bức ảnh, thước phim thời sự nóng hổi hằng ngày, hằng giờ phục vụ nhu cầu thông tin của xã hội, của nhân dân.
Là tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Nhà báo Việt Nam là người đại diện duy nhất của những người làm công tác thông tin, tuyên truyền - các chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng trong cả nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo trong tác nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; giám sát việc tuân thủ luật pháp, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thông tin, báo chí; thực hiện các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật. Hội đã có nhiều nỗ lực và về cơ bản thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong công tác thông tin và xây dựng tổ chức Hội; uy tín của Hội ngày một nâng cao.
Hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam có hơn 22.000 hội viên, sinh hoạt tại 63 hội nhà báo tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, 19 liên chi hội và 188 chi hội trực thuộc Trung ương Hội. Hội đã trải qua 9 kỳ Đại hội. Đại hội lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), dự kiến tổ chức vào tháng 8-2015, sẽ đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho một thời kỳ phát triển mới của Hội./.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm việc tại tỉnh Kiên Giang  (15/04/2015)
Brazil tổ chức kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam  (15/04/2015)
Brazil tổ chức kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam  (15/04/2015)
Chưa thống nhất quy định số lượng cấp phó ở bộ, cơ quan ngang bộ  (15/04/2015)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pháp  (15/04/2015)
Bộ Nội vụ đã thực hiện đơn giản hóa 167 thủ tục hành chính  (15/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên