Mỹ công bố ưu tiên chính sách tại châu Á - Thái Bình Dương
21:15, ngày 06-02-2015
Ngày 5-2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel đã chủ trì cuộc họp báo với chủ đề "Các ưu tiên chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương trong năm 2015" tại thủ đô Washington.
Mở đầu cuộc họp báo, ông Russel cho biết năm 2014, Tổng thống Barack Obama đã hai lần tới châu Á - Thái Bình Dương, Ngoại trưởng John Kerry cũng có năm chuyến thăm tới khu vực này và cùng với đó là hàng loạt chuyến thăm của các quan chức bộ ngành như thương mại, an ninh, năng lượng...
Theo ông Russel, với nhiều đối tác quan trọng và vị thế chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương, khu vực này sẽ tiếp tục là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Năm 2015 cũng là 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt Nam, 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, 70 năm thành lập Liên hợp quốc.
Nhiều khả năng, năm 2015 còn đánh dấu sự ra đời của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự kiện có ý nghĩa chiến lược và ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực thương mại, đầu tư và sự thịnh vượng của 12 nước thành viên TPP, của châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Ông Russel khẳng định Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục triển khai chính sách "xoay trục" sang châu Á - Thái Bình Dương và chính sách này cũng đã được Ngoại trưởng Kerry coi là “ưu tiên hàng đầu" trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhà ngoại giao này nêu rõ Mỹ đã xoay trục trở lại châu Á, thể hiện qua gói đề xuất ngân sách mà Tổng thống Obama vừa công bố đầu tuần, trong đó ngân sách viện trợ nước ngoài dành cho khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tăng 8%.
Liên quan tới tình hình Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Russel một lần nữa khẳng định thái độ của Mỹ là trung lập, song Washington phản đối cách hành xử của Trung Quốc. Mỹ bày tỏ quan ngại về những tác động không lường trước được của cách hành xử đó trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Ông lưu ý Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng Mỹ được hưởng lợi khi Trung Quốc có mối quan hệ hữu hảo và ổn định với các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Mỹ ủng hộ các bên liên quan tự kiềm chế.
Ông Russel cũng đồng thời nêu rõ quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng bậc nhất, sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa hai nước sẽ mang đến những lợi ích trực tiếp cho hai nước, khu vực cũng như toàn cầu.
Trong năm 2015, bên cạnh quyết tâm đẩy mạnh hợp tác và củng cố vị thế tại châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ cũng sẽ tập trung giải quyết các vấn đề "nóng" tại khu vực này như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên..../.
Theo ông Russel, với nhiều đối tác quan trọng và vị thế chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương, khu vực này sẽ tiếp tục là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Năm 2015 cũng là 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt Nam, 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, 70 năm thành lập Liên hợp quốc.
Nhiều khả năng, năm 2015 còn đánh dấu sự ra đời của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự kiện có ý nghĩa chiến lược và ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực thương mại, đầu tư và sự thịnh vượng của 12 nước thành viên TPP, của châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Ông Russel khẳng định Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục triển khai chính sách "xoay trục" sang châu Á - Thái Bình Dương và chính sách này cũng đã được Ngoại trưởng Kerry coi là “ưu tiên hàng đầu" trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhà ngoại giao này nêu rõ Mỹ đã xoay trục trở lại châu Á, thể hiện qua gói đề xuất ngân sách mà Tổng thống Obama vừa công bố đầu tuần, trong đó ngân sách viện trợ nước ngoài dành cho khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tăng 8%.
Liên quan tới tình hình Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Russel một lần nữa khẳng định thái độ của Mỹ là trung lập, song Washington phản đối cách hành xử của Trung Quốc. Mỹ bày tỏ quan ngại về những tác động không lường trước được của cách hành xử đó trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Ông lưu ý Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng Mỹ được hưởng lợi khi Trung Quốc có mối quan hệ hữu hảo và ổn định với các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Mỹ ủng hộ các bên liên quan tự kiềm chế.
Ông Russel cũng đồng thời nêu rõ quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng bậc nhất, sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa hai nước sẽ mang đến những lợi ích trực tiếp cho hai nước, khu vực cũng như toàn cầu.
Trong năm 2015, bên cạnh quyết tâm đẩy mạnh hợp tác và củng cố vị thế tại châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ cũng sẽ tập trung giải quyết các vấn đề "nóng" tại khu vực này như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên..../.
Quan hệ Mỹ - Mỹ La-tinh: Bình đẳng mới bền lâu (05/02/2015)
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay