Thủ tướng: Lấy giảm nghèo làm tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo
Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Ban Chỉ đạo Trung ương giảm nghèo bền vững, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo tiền đề để phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
Những kết quả đạt được đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Chỉ rõ những hạn chế, bất cập cần khắc phục, sửa chữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương giảm nghèo bền vững, các bộ, ngành tập trung chỉ đạo thực hiện, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội; nghiêm túc quán triệt các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Quốc hội; nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác xóa đói, giảm nghèo.
Đảng, Nhà nước luôn coi công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội là mục tiêu quan trọng. Phát triển kinh tế phải hài hòa với xóa đói, giảm nghèo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh từ nhận thức đúng, các cấp, các ngành cần coi công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương giảm nghèo bền vững tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi các chính sách liên quan đến công tác giảm nghèo. Các chính sách cần rà soát theo hướng tập trung hỗ trợ hộ nghèo, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, theo hướng hỗ trợ sản xuất, gắn với bảo vệ, phát triển rừng và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương tiếp tục huy động sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo. Các địa phương cần nghiên cứu, tập trung nguồn lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo; lồng ghép các chương trình mục tiêu; huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng; khuyến khích sự vươn lên của chính người nghèo.
Thủ tướng nêu rõ Ban Chỉ đạo trung ương về giảm nghèo bền vững cần chuẩn bị cho việc tổng kết chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015; xây dựng kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng tiếp cận mới, với tiêu chí cao hơn, toàn diện hơn để tháng 10-2015 có thể cân đối, chuẩn bị nguồn lực.
Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ năm 2015, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn dưới 5%, các huyện nghèo còn dưới 30%.
Giai đoạn 2016 - 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1% - 1,5%/năm theo chuẩn nghèo, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã nghèo giảm bình quân từ 3% - 4%/năm; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, cận nghèo, như: dịch vụ y tế, giáo dục, điều kiện sống cơ bản, thông tin, bảo hiểm, trợ giúp xã hội. Kết cấu hạ tầng các huyện, xã nghèo được củng cố, tăng cường; thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 2 lần so với năm 2015.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu các văn bản chính sách, giảm đầu mối quản lý; nâng mức hỗ trợ hạ tầng cho vùng bãi ngang ven biển; kéo dài thời gian cho vay tín dụng; quan tâm đến các địa bàn đông dân tộc thiểu số; xem xét lại cơ chế xuất khẩu lao động tại các tỉnh, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa;…
Theo tổng hợp báo cáo sơ bộ của các địa phương, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 1,8% - 2%/năm (từ 7,8% xuống còn 5,8% - 6%); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 38,20% năm 2013 xuống còn 33,20% năm 2014), bảo đảm theo kế hoạch đầu năm,…
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo hằng năm còn cao, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60% - 70%. Số hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước./.
Chủ tịch nước gửi điện mừng Chủ tịch Liên minh châu Phi  (05/02/2015)
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp cố vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ  (05/02/2015)
Tạo xung lực mới để Quảng Trị bứt phá vươn lên  (05/02/2015)
Tổng Bí thư dâng hương tại khu di tích Thành cổ Quảng Trị  (05/02/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Yên Bái  (05/02/2015)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Friedrich Naumann  (05/02/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên