Đại biểu 40 quốc gia sẽ tham dự chuỗi sự kiện văn học Việt Nam
Quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới là mục tiêu của Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ ba, Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai và Ngày thơ Việt Nam lần thứ 13 diễn ra tại Hà Nội, Quảng Ninh và Bắc Ninh từ ngày 1 đến 07-3.
Chuỗi sự kiện quy mô lớn, đặc biệt của văn học Việt Nam lần này sẽ thu hút 550 nhà văn, nhà thơ, dịch giả trong nước và 40 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Thông tin trên được Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết tại cuộc họp diễn ra ngày 02-02, tại Hà Nội.
Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, các sự kiện lớn của Văn học Việt Nam góp phần giới thiệu rộng rãi, cái nhìn tổng thể về thành tựu, giá trị, bản sắc độc đáo của văn học Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, giúp nhân dân thế giới hiểu biết đất nước, con người, văn hóa Việt Nam.
Các sự kiện này cũng góp phần tập hợp, đoàn kết, tạo cơ hội cho văn học Việt Nam tiếp cận với các nhà dịch thuật, nghiên cứu, xuất bản quốc tế; giới thiệu các đối tác, ký kết hợp tác xuất bản văn học Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là dịp để các nhà văn Việt Nam tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam trong tình hình mới.
Theo kế hoạch, ngày 02-3 tại Hà Nội sẽ diễn ra các hoạt động gồm Lễ Khai mạc Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ ba với chủ đề “Văn học Việt Nam, biểu hiện rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc con người”; triển lãm chuyên đề “Văn học Việt Nam với bạn đọc nước ngoài” và khai mạc Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai.
Ngày 03-3 sẽ có hai cuộc hội thảo về “Văn xuôi Việt Nam hội nhập và phát triển” và “Thơ Việt nơi lưu giữ tâm hồn Việt” tại Hà Nội; một đêm thơ quốc tế và biểu diễn nghệ thuật diễn ra tại Quảng Ninh.
Ngày 05-3 tại Hà Nội, Ngày thơ Việt Nam với chủ đề “Hướng về biển đảo” sẽ khai mạc tại Văn miếu Quốc Tử Giám; ký các hợp đồng dịch, xuất bản...
Đặc biệt, trong dịp này, để thúc đẩy hoạt động quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, Ban tổ chức mời 100 nhà văn tiêu biểu, đại diện cho các thế hệ nhà văn Việt Nam trực tiếp giao lưu với các dịch giả quốc tế; 10 nhà xuất bản tham gia triển lãm, giới thiệu các tác phẩm đề tài chiến tranh cách mạng, văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện văn học, 45 tình nguyện viên cũng được lựa chọn để hỗ trợ hoạt động ở nhiều địa điểm.../.
Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về Đảng và Đảng cầm quyền  (02/02/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (02/02/2015)
Hội báo Xuân toàn quốc Ất Mùi 2015 sẽ khai mạc vào ngày 07-02  (02/02/2015)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với mùa Xuân xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam  (02/02/2015)
Sẽ sắp xếp lại những cơ quan báo chí hoạt động không hiệu quả  (02/02/2015)
Điện mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (02/02/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên