Trung Quốc chuyển mô hình, Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn
Theo The Street, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và giá nhân công trở nên đắt đỏ, thì Việt Nam đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn mới của các nhà sản xuất nước ngoài, như các hãng xe hơi Ford và Toyota Motor.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nay mở rộng sang lĩnh vực lắp ráp công nghệ cao và có giá trị cao.
Ông Ralf Matthaes, đối tác tại công ty tư vấn đầu tư Infocus Consultant có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định: “Chính phủ Việt Nam mở rộng cửa chào đón đầu tư nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực, nên việc xin cấp phép và triển khai hoạt động dễ dàng hơn nhiều so với Trung Quốc”.
Hiện các công ty nước ngoài đang rót những nguồn vốn khổng lồ vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
Từ năm 2010, “người khổng lồ” máy tính Intel đã bắt đầu vận hành nhà máy lắp ráp và kiểm định chip trị giá 1 tỷ USD tại thành phố Hồ Chí Minh. Samsung Electronics, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, đã chi 11 tỷ USD cho hoạt động sản xuất tại quốc gia Đông Nam Á này trong khi tập đoàn Hon Hai của Đài Loan, nhà thầu sản xuất linh kiện cho Apple, cũng đầu tư sản xuất linh kiện điện thoại thông minh tại Việt Nam.
Trong khi đó tại Trung Quốc, giới chức nước này đang thúc đẩy đầu tư tư nhân và chi tiêu tiêu dùng trong nước để giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường và phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài./.
Tạo đà cho nền kinh tế phát triển hiệu quả từ tái cơ cấu và ba đột phá  (02/02/2015)
Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác về lĩnh vực tôn giáo  (02/02/2015)
Việt Nam - Singapore ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quân y  (02/02/2015)
Đoàn cựu chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam thăm Lào  (02/02/2015)
Kỷ niệm trọng thể 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (02/02/2015)
Diễn văn của Tổng Bí thư tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng  (02/02/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển