Tọa đàm về những thành tựu đổi mới của Việt Nam tại Pháp
23:04, ngày 30-01-2015
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã vượt qua một chặng đường dài với bao khó khăn và thử thách để thực hiện thành công chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, khẳng định con đường phát triển đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.
Đây là khẳng định của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn tại buổi tọa đàm có chủ đề: “Từ mở cửa đến nền kinh tế mới nổi: nguyên nhân dẫn đến những thành tựu của Việt Nam” diễn ra ngày 29-01 tại Paris.
Buổi tọa đàm được tổ chức trên cơ sở đề nghị của Trung tâm nghiên cứu và thông tin về quan hệ xã hội của Pháp (ODIS) nhân dịp tổ chức này tiến hành khảo sát thông tin về các nước nhằm chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn sách “Thực trạng xã hội thế giới” theo đơn đặt hàng của Trung tâm tư liệu Pháp (Documentation française) - một cơ quan trực thuộc chính phủ.
Để thực hiện ấn phẩm lớn này, trong quá trình khảo sát và phân tích thông tin liên quan đến Việt Nam, ODIS đã đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm với sự tham dự của một số học giả, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu chính trị và kinh tế do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và ODIS cùng lựa chọn, sao cho các ý kiến đưa ra tại buổi tọa đàm đảm bảo tính khách quan, trung thực để các trang thông tin về Việt Nam, các xếp hạng thứ bậc về quan hệ xã hội, thành tựu kinh tế của Việt Nam trong ấn phẩm phản ánh đúng hiện thực của đất nước.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn đã điểm lại những thành tựu nổi bật của Việt Nam kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đại hội đánh dấu việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo Đại sứ, gần 30 năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có những nhận thức xác đáng về thời đại, về thế giới và tình hình khu vực để đưa ra đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước.
Nhờ các chủ trương và chính sách đúng đắn, nhiều thành tựu to lớn đã đạt được, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trên thực tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước trong đó có 13 nước đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược, là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định.
Việt Nam cũng đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký lên đến hơn 230 tỷ USD. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác được mở rộng.
Đại sứ cũng thừa nhận rằng với nhiều nỗ lực thay đổi tư duy và hành động, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần khắc phục, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp, công tác đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chất lượng thấp…
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu là các học giả người Pháp đã phát biểu, chia sẻ quan điểm về những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được.
Cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Antoine Pouillieute (2001-2004) cho rằng chính sách Đổi mới của Việt Nam đã thành công và Việt Nam là một ngoại lệ khi vượt qua chặng đường dài để đạt được những thành tựu đáng tự hào ngày hôm nay.
Cựu Đại sứ cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý nhằm tránh bẫy thu nhập trung bình: “Một đất nước mới nổi phải nỗ lực phát triển tầng lớp trung lưu của mình, làm sao để giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội, tăng sức mua, lớp trẻ phải được đào tạo và vốn tích lũy trong xã hội phải được đầu tư một cách hữu ích cho sự phát triển.”
Còn ông Christian J.P. Weets, cố vấn tài chính quốc tế tại công ty W.I Finance thì cho rằng bên cạnh việc phát triển công nghiệp, Việt Nam phải luôn nhớ rằng nông nghiệp là thế mạnh của mình và cần phải tăng đầu tư vào nông nghiệp để mở rộng thị phần xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thế giới.
Kết luận buổi tọa đàm, ông Jean-François Chantaraud, Tổng Giám đốc của tổ chức ODIS cho rằng với những thành tựu đã đạt được, Việt Nam đang thu hút sự chú ý của thế giới.
Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng việc Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra theo cách thức đặc thù của mình sẽ đảm bảo thành công cho Việt Nam trước mắt cũng như trong tương lai./.
Buổi tọa đàm được tổ chức trên cơ sở đề nghị của Trung tâm nghiên cứu và thông tin về quan hệ xã hội của Pháp (ODIS) nhân dịp tổ chức này tiến hành khảo sát thông tin về các nước nhằm chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn sách “Thực trạng xã hội thế giới” theo đơn đặt hàng của Trung tâm tư liệu Pháp (Documentation française) - một cơ quan trực thuộc chính phủ.
Để thực hiện ấn phẩm lớn này, trong quá trình khảo sát và phân tích thông tin liên quan đến Việt Nam, ODIS đã đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm với sự tham dự của một số học giả, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu chính trị và kinh tế do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và ODIS cùng lựa chọn, sao cho các ý kiến đưa ra tại buổi tọa đàm đảm bảo tính khách quan, trung thực để các trang thông tin về Việt Nam, các xếp hạng thứ bậc về quan hệ xã hội, thành tựu kinh tế của Việt Nam trong ấn phẩm phản ánh đúng hiện thực của đất nước.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn đã điểm lại những thành tựu nổi bật của Việt Nam kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đại hội đánh dấu việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo Đại sứ, gần 30 năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có những nhận thức xác đáng về thời đại, về thế giới và tình hình khu vực để đưa ra đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước.
Nhờ các chủ trương và chính sách đúng đắn, nhiều thành tựu to lớn đã đạt được, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trên thực tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước trong đó có 13 nước đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược, là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định.
Việt Nam cũng đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký lên đến hơn 230 tỷ USD. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác được mở rộng.
Đại sứ cũng thừa nhận rằng với nhiều nỗ lực thay đổi tư duy và hành động, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần khắc phục, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp, công tác đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chất lượng thấp…
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu là các học giả người Pháp đã phát biểu, chia sẻ quan điểm về những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được.
Cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Antoine Pouillieute (2001-2004) cho rằng chính sách Đổi mới của Việt Nam đã thành công và Việt Nam là một ngoại lệ khi vượt qua chặng đường dài để đạt được những thành tựu đáng tự hào ngày hôm nay.
Cựu Đại sứ cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý nhằm tránh bẫy thu nhập trung bình: “Một đất nước mới nổi phải nỗ lực phát triển tầng lớp trung lưu của mình, làm sao để giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội, tăng sức mua, lớp trẻ phải được đào tạo và vốn tích lũy trong xã hội phải được đầu tư một cách hữu ích cho sự phát triển.”
Còn ông Christian J.P. Weets, cố vấn tài chính quốc tế tại công ty W.I Finance thì cho rằng bên cạnh việc phát triển công nghiệp, Việt Nam phải luôn nhớ rằng nông nghiệp là thế mạnh của mình và cần phải tăng đầu tư vào nông nghiệp để mở rộng thị phần xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thế giới.
Kết luận buổi tọa đàm, ông Jean-François Chantaraud, Tổng Giám đốc của tổ chức ODIS cho rằng với những thành tựu đã đạt được, Việt Nam đang thu hút sự chú ý của thế giới.
Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng việc Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra theo cách thức đặc thù của mình sẽ đảm bảo thành công cho Việt Nam trước mắt cũng như trong tương lai./.
Họp báo thường kỳ Văn phòng Chính phủ tháng 01-2015  (30/01/2015)
Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức Đại hội bất thường  (30/01/2015)
Trao đổi chính sách cấp thứ trưởng ngoại giao Việt - Triều lần 4  (30/01/2015)
Việt Nam và Triều Tiên trao đổi điện mừng nhân kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao  (30/01/2015)
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Philippines phấn đấu vượt 3 tỷ USD  (30/01/2015)
Phiên họp thứ 18 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương  (30/01/2015)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay