Lồng ghép các mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
TCCSĐT - Ngày 29-01-2015, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn thường niên về phát triển dân tộc thiểu số: Mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
Đến dự Diễn đàn có các đồng chí: Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; TS. Pra-ti-bha Mê-ta (Pratibha Mehta), Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Đa-mi-en Côn (Damien Cole), Đại sứ Ai Len tại Việt Nam cùng đại diện các đối tác phát triển; các tổ chức xã hội; các nhà hoạch định chính sách; các ban, bộ, ngành; đại diện cộng đồng người dân tộc thiểu số một số địa phương; các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương.
Thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, tuy nhiên, khoảng cách phát triển, sự chênh lệch giữa các vùng dân tộc thiểu số và vùng đồng bằng, đô thị còn cao. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ước tính đã chiếm tới 56% tổng số hộ nghèo của cả nước. Người dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản, như chăm sóc sức khỏe, nước sạch và giáo dục. Tỷ lệ tử vong sau sinh của đồng bào dân tộc cao gấp 2 lần so với người Kinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở một số nhóm dân tộc thiểu số chiếm tới 33% so với bình quân cả nước 15,3%. Môi trường sống gắn bó mật thiết của đồng bào dân tộc thiểu số là rừng hiện đang bị tàn phá nghiêm trọng, tính đa dạng sinh học của nhiều vùng rừng quý hiếm đang mất dần.
Diễn đàn Phát triển dân tộc thiểu số thường niên từ năm 2008 đã thành một kênh trao đổi thông tin quan trọng, kết nối nhiều bên liên quan góp phần đưa ra nhiều định hướng chính sách phát triển phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số. Diễn đàn lần này tập trung vào việc xác định các khoảng cách trong phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số và đề xuất các hành động ưu tiên để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cũng như các kế hoạch của ngành.
Phát biểu tại Diễn đàn, đồng chí Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, “sự phát triển đồng bộ của chính sách và các bất cập trong quy trình xây dựng chính sách như chưa tiếp thu các ý kiến đóng góp của các cơ quan bộ, ngành liên quan, của địa phương, cơ sở và đối tượng thụ hưởng; chính sách thiếu tính ổn định, lâu dài, thiếu tính chất đặc thù của vùng miền, dân tộc, đối tượng thụ hưởng,… Do vậy khi triển khai thực hiện sẽ không khả thi hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đồng bào dân tộc thiểu số” là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Ông cũng đề nghị, “cần xây dựng khung chính sách tổng thể, đồng bộ”.
Đồng chí Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, “sự thay đổi sâu sắc về cấu trúc nền kinh tế và việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của chính sách Đổi mới của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam thể hiện qua các hoạt động như di dân, công nghiệp hóa và đô thị hóa đã tạo ra các lực đẩy để giảm nghèo và cải thiện phúc lợi xã hội, xong lại gần như chưa chạm được tới các vùng dân tộc thiểu số”. Ông khẳng định Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ điều này và đang kêu gọi các cấp, các ngành cùng giúp sức xây dựng “kế hoạch hành động thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước” và đề xuất một cơ chế phối hợp, theo dõi đánh giá việc thực hiện các mục tiêu này giữa các bộ, ngành và các địa phương.
Tại Diễn đàn, TS. Pra-ti-bha Mê-ta, Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam hoan nghênh cam kết và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và đánh giá cao thời điểm của việc xây dựng Kế hoạch Hành động này để đặt ra các mục tiêu ưu tiêu cho phát triển dân tộc thiểu số như một “trụ cột trong khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020” của quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu đang xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. TS. Pra-ti-bha Mê-ta chia sẻ, “Việt Nam cần xử lý xu hướng bất bình đẳng gia tăng trong bối cảnh nước có thu nhập trung bình (MIC)”. Kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm của Việt Nam từ giai đoạn đầu của quá trình Đổi mới cho thấy “hoàn toàn có thể tránh được một sự đánh đổi giữa bình đẳng và hiệu quả kinh tế” và có thể thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các nhóm dân tộc thiểu số và mặt bằng chung bằng việc “ghi nhận tính đa dạng và trao quyền cho cộng đồng như một nguồn vốn xã hội và sử dụng năng lực sẵn có của cộng đồng dân tộc thiểu số để nắm bắt các cơ hội phát triển mới và phát huy tiềm năng của họ”.
Tại Diễn đàn, các đại biểu cũng đã chia sẻ một số mô hình phát huy hiệu quả năng lực nội sinh của cộng đồng và đề xuất các cách làm này vào các chương trình, chính sách giảm nghèo và hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Các mô hình có thể kể đến là: mô hình cộng đồng làm chủ để tích hợp các nguồn vốn hỗ trợ trên địa bàn và huy động nội lực của cộng đồng dân tộc thiểu số, quản lý rừng dựa vào cộng đồng và cơ chế chia sẻ lợi ích với người dân./.
Làm tốt chức năng tư vấn cho Đảng, Nhà nước về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật  (29/01/2015)
Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (29/01/2015)
Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (29/01/2015)
Việt Nam - Nga: Mối quan hệ gắn bó đặc biệt  (29/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên