Nâng chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội lên một tầm cao mới
Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương và đông đảo cán bộ viên chức của Viện.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh chúc mừng và đánh giá cao những kết quả Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã đạt được trong năm 2014.
Nhất trí với nội dung Báo cáo tổng kết của đơn vị về những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đề nghị các đại biểu tham dự cần tiếp tục thảo luận nghiêm túc và sau hội nghị, lãnh đạo Viện, các đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện, các đơn vị nghiên cứu khoa học và các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Viện cần đánh giá sâu sắc, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, đề ra biện pháp khắc phục một cách cụ thể và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nhấn mạnh: “Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao đối với nền khoa học xã hội Việt Nam nói chung và với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội nói riêng. Viện phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để đáp ứng được sự trông đợi của Đảng, Nhà nước và Nhân dân”.
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu trong năm 2015, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cần nâng chất lượng nghiên cứu khoa học lên một tầm cao mới, sớm trở thành trung tâm nghiên cứu tầm khu vực vào năm 2020 như mục tiêu đã xác định.
Viện tích cực tham gia đóng góp ý kiến góp phần hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Các nhà khoa học phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, tích cực góp ý, nhất là ở những vấn đề mới và khó, đòi hỏi phải được luận giải sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
Cùng với đó, đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu, giải đáp có căn cứ khoa học về những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục sưu tầm và nghiên cứu những tư liệu lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, giải đáp những vấn đề vừa mang tính thời sự, cấp thiết, vừa cơ bản, lâu dài của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước. Đồng thời nghiên cứu cơ bản, sâu sắc và có hệ thống tất cả các lĩnh vực của khoa học - xã hội, từ kinh tế đến văn hóa, từ chính trị đến xã hội, từ giáo dục - đào tạo đến quốc phòng - an ninh, từ khoa học đến tôn giáo nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của sự phát triển toàn diện đất nước. Trong đó, đặc biệt chú ý nghiên cứu nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế, trên cơ sở hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo, làm cho cộng đồng thế giới hiểu biết sâu hơn giá trị của văn hóa, con người và dân tộc Việt Nam.
Theo Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Viện cần xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - xã hội hùng hậu cả về số lượng lẫn về chất lượng, có trình độ cao, đủ sức lý giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra; hướng tới việc sáng tạo những công trình khoa học đạt chuẩn quốc gia, khu vực và thế giới.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ, năm 2014, đơn vị đã triển khai nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm góp phần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đặc biệt, trong vấn đề tổng kết 30 năm đổi mới, đơn vị đã tham gia tổng kết bảy vấn đề lớn đúng thời hạn, chất lượng tốt. Một số kiến nghị của Viện đã được tiếp thu, sử dụng trong “Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới” và xây dựng dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Hướng về biển đảo Tổ quốc, trong năm 2014, Viện đã tổ chức nhiều sự kiện khoa học về Biển Đông, về Khảo cổ học biển, triển lãm tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa, xuất bản sách về tư liệu Hán Nôm.
Các chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước và cấp Viện như Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Khoa học và công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ, Chỉ số hạnh phúc người Việt Nam, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số,... được triển khai đồng bộ và tích cực.
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở các đơn vị chuyên ngành thuộc Viện trong năm qua đã diễn ra hết sức sôi nổi trên nhiều lĩnh vực khoa học - xã hội, khoa học nhân văn, nghiên cứu quốc tế và khu vực, các vấn đề khoa học xã hội vùng./.
Malaysia họp báo về Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN  (26/01/2015)
Lãnh đạo chia buồn về việc Quốc vương Saudi Arabia từ trần  (26/01/2015)
“Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”  (26/01/2015)
“Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”  (26/01/2015)
Đề xuất cơ chế đặc thù phát triển sản phẩm chủ lực ở Tây Nguyên  (26/01/2015)
Việt Nam viện trợ xây trụ sở Bộ Tư lệnh Pháo binh Campuchia  (26/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển