Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững tại WEF
22:34, ngày 23-01-2015
Nằm trong các hoạt động của đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 45 ở Davos (Thụy Sĩ), Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cùng một số cán bộ đầu ngành ngày 23-01 đã tham dự Đối thoại cấp cao của Phiên họp “Chương trình nghị sự An ninh lương thực toàn cầu”.
Phiên họp thu hút sự tham gia của hơn 1.000 nhà lãnh đạo trong 300 tổ chức và quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề cập đến việc phát triển sáng tạo và bền vững ngành nông nghiệp của Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo đã cùng trao đổi, rút ra những bài học kinh nghiệm về các chương trình và ưu tiên hành động trong tương lai.
An ninh lương thực đang trở thành mối quan tâm toàn cầu trong bối cảnh thế giới cần phải đảm bảo nuôi sống 9 tỷ người vào năm 2050 khi mà tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ.
Để đạt tới tầm nhìn Thiên niên kỷ cho một nền nông nghiệp mới, phát triển bền vững, một loạt những cách thức và giải pháp được đưa ra thảo luận, như đầu tư vào các chuỗi giá trị thông minh; xây dựng khả năng phục hồi trong một môi trường khí hậu thay đổi; mở rộng quy mô hoạt động, canh tác, bao gồm cả mô hình kinh doanh.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết sự tham dự của lãnh đạo chính phủ tại phiên họp này nhằm thể hiện trách nhiệm và đóng góp của Việt Nam vào vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, quảng bá các thành tựu của nông nghiệp Việt Nam và vận động các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Đây là cơ hội tốt để Việt Nam chia sẻ các ưu tiên trong nông nghiệp Việt Nam với các nhà lãnh đạo toàn cầu; chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình có nhiều đối tác tham gia như các Nhóm công tác PPP (Public-Private Partnership); nhấn mạnh vào kết quả đạt được từ các hoạt động trong các chuỗi giá trị và sáng kiến mô hình hợp tác công tư được nâng lên tầm khu vực với tên gọi "Grow Asia", qua đó đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu./.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề cập đến việc phát triển sáng tạo và bền vững ngành nông nghiệp của Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo đã cùng trao đổi, rút ra những bài học kinh nghiệm về các chương trình và ưu tiên hành động trong tương lai.
An ninh lương thực đang trở thành mối quan tâm toàn cầu trong bối cảnh thế giới cần phải đảm bảo nuôi sống 9 tỷ người vào năm 2050 khi mà tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ.
Để đạt tới tầm nhìn Thiên niên kỷ cho một nền nông nghiệp mới, phát triển bền vững, một loạt những cách thức và giải pháp được đưa ra thảo luận, như đầu tư vào các chuỗi giá trị thông minh; xây dựng khả năng phục hồi trong một môi trường khí hậu thay đổi; mở rộng quy mô hoạt động, canh tác, bao gồm cả mô hình kinh doanh.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết sự tham dự của lãnh đạo chính phủ tại phiên họp này nhằm thể hiện trách nhiệm và đóng góp của Việt Nam vào vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, quảng bá các thành tựu của nông nghiệp Việt Nam và vận động các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Đây là cơ hội tốt để Việt Nam chia sẻ các ưu tiên trong nông nghiệp Việt Nam với các nhà lãnh đạo toàn cầu; chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình có nhiều đối tác tham gia như các Nhóm công tác PPP (Public-Private Partnership); nhấn mạnh vào kết quả đạt được từ các hoạt động trong các chuỗi giá trị và sáng kiến mô hình hợp tác công tư được nâng lên tầm khu vực với tên gọi "Grow Asia", qua đó đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu./.
Kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nga tại Vũng Tàu  (23/01/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 227 năm Quốc khánh Australia  (23/01/2015)
Tổ chức Đảng - tiền đề cho sự ổn định doanh nghiệp FDI  (23/01/2015)
Tổ chức Đảng - tiền đề cho sự ổn định doanh nghiệp FDI  (23/01/2015)
Tổ chức Đảng - tiền đề cho sự ổn định doanh nghiệp FDI  (23/01/2015)
Thanh tra Chính phủ họp báo quý IV năm 2014  (23/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển