UNICEF và UNESCO: Thế giới có 63 triệu trẻ em bị thất học
15:50, ngày 20-01-2015
Ngày 19-01-2015, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã công bố báo cáo chung về thực trạng trẻ em toàn cầu, theo đó cứ 5 trẻ vị thành niên thì có một em không được đi học khiến tổng số trẻ trong độ tuổi từ 12-15 không được đi học trên toàn thế giới đã lên tới con số 63 triệu.
Dẫn các số liệu của hai tổ chức trên cho biết phần lớn số trẻ không được đi học là con em các gia đình nghèo khó và thành phần dân cư dễ bị tổn thương. Số trẻ dưới 12 tuổi không được đến trường có tỷ lệ thấp hơn (khoảng 10%) so với số trẻ em ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông (khoảng 20%). Một trong những lý do là nhiều em ở độ tuổi trung học đã phải bươn trải giúp gia đình kiếm sống.
Nếu tính chung, trên thế giới hiện có 121 triệu trẻ em chưa một lần được đến trường hoặc phải bỏ học giữa chừng vì những lý do khác nhau. Điều đáng nói là mặc dù cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực giúp trẻ em được đến trường, song từ năm 2007 đến nay, số trẻ bị thất học không hề giảm đi, và phần lớn các em đều sống tại các quốc gia có chiến tranh, xung đột, đói nghèo và lạc hậu.
Theo số liệu thống kê của UNESCO, tình trạng thất học của trẻ em ở Eritrea và Liberia đáng lo ngại hơn cả, với tỷ lệ tương ứng 66% và 59% số trẻ không được đi học ngay từ bậc tiểu học. Trong khi đó, tại Pakistan có tới 58% bé gái và 49% bé trai từ 12 đến 15 tuổi không được đến trường. Riêng ở Nigeria có tới 90% số con em các gia đình nghèo chưa từng một lần được cắp sách đến trường.
Tổng Giám đốc UNICEF Anthony Lake cho rằng để khắc phục tình trạng quá nhiều trẻ em bị thất học như hiện nay, các quốc gia cần nỗ lực tối đa để đảm bảo mọi trẻ em được tiếp cận hệ thống giáo dục cơ sở và giúp trẻ vị thành niên, nhất là các bé gái, được tốt nghiệp trung học phổ thông. Các nước cũng cần đẩy mạnh cải thiện chất lượng giáo dục.
UNICEF và UNESCO kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cùng tập trung hành động, giúp nhau phát triển kinh tế, chống đói nghèo, lạc hậu, tìm giải pháp cho các cuộc chiến tranh, xung đột và tạo mọi điều kiện cần thiết để giúp trẻ em được đi học, vì tương lai của các em và toàn nhân loại./.
Nếu tính chung, trên thế giới hiện có 121 triệu trẻ em chưa một lần được đến trường hoặc phải bỏ học giữa chừng vì những lý do khác nhau. Điều đáng nói là mặc dù cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực giúp trẻ em được đến trường, song từ năm 2007 đến nay, số trẻ bị thất học không hề giảm đi, và phần lớn các em đều sống tại các quốc gia có chiến tranh, xung đột, đói nghèo và lạc hậu.
Theo số liệu thống kê của UNESCO, tình trạng thất học của trẻ em ở Eritrea và Liberia đáng lo ngại hơn cả, với tỷ lệ tương ứng 66% và 59% số trẻ không được đi học ngay từ bậc tiểu học. Trong khi đó, tại Pakistan có tới 58% bé gái và 49% bé trai từ 12 đến 15 tuổi không được đến trường. Riêng ở Nigeria có tới 90% số con em các gia đình nghèo chưa từng một lần được cắp sách đến trường.
Tổng Giám đốc UNICEF Anthony Lake cho rằng để khắc phục tình trạng quá nhiều trẻ em bị thất học như hiện nay, các quốc gia cần nỗ lực tối đa để đảm bảo mọi trẻ em được tiếp cận hệ thống giáo dục cơ sở và giúp trẻ vị thành niên, nhất là các bé gái, được tốt nghiệp trung học phổ thông. Các nước cũng cần đẩy mạnh cải thiện chất lượng giáo dục.
UNICEF và UNESCO kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cùng tập trung hành động, giúp nhau phát triển kinh tế, chống đói nghèo, lạc hậu, tìm giải pháp cho các cuộc chiến tranh, xung đột và tạo mọi điều kiện cần thiết để giúp trẻ em được đi học, vì tương lai của các em và toàn nhân loại./.
IMF hạ dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2015 - 2016  (20/01/2015)
IMF hạ dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2015 - 2016  (20/01/2015)
Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác  (20/01/2015)
Kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe tăng trưởng vừa phải năm 2015  (20/01/2015)
Kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe tăng trưởng vừa phải năm 2015  (20/01/2015)
Sự tác động giữa văn hóa và kinh tế trong thời đại ngày nay  (20/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên