Chủ tịch nước khảo sát tuyến đường vành đai biên giới Sơn La
Chủ tịch nước đã trực tiếp tìm hiểu, thăm hỏi đời sống của bà con, khảo sát tuyến đường vành đai biên giới ở hai huyện Sông Mã, Sốp Cộp và làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sơn La.
Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã khảo sát 80km tuyến đường vành đai biên giới trên địa bàn hai huyện Sông Mã và Sốp Cộp. Đây là tuyến đường mới được hình thành vừa làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của bà con nhân dân các dân tộc nơi vùng biên cương của Tổ quốc.
Tại đây, Chủ tịch nước đã tới thăm và nói chuyện với bà con nhân dân và cán bộ chiến sỹ tại các Đồn Biên phòng Chiềng Khương và Mường Lạn.
Lắng nghe báo cáo của lãnh đạo địa phương và các đơn vị, Chủ tịch nước cho rằng Sông Mã và Sốp Cộp là những huyện khó khăn nhất của tỉnh Sơn La và cũng nằm trong số các huyện nghèo của cả nước. Nhờ cùng đoàn kết vượt qua khó khăn, hai huyện đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,8%, cùng với chuyển dịch cơ cấu đúng hướng đã đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 40% là đáng ghi nhận.
Chủ tịch nước lưu ý, tình hình kinh tế xã hội huyện Sông Mã và Sốp Cộp nói riêng, các địa phương vùng sâu của Sơn La tăng trưởng chưa vững chắc tình trạng di cư không theo quy hoạch, tệ nạn xã hội vẫn phức tạp. Được coi là địa bàn nóng về ma túy, Sông Mã và Sốp Cộp cần phải có biện pháp ngăn chặn hiệu quả của loại hình tội phạm này.
Về phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần phải tập trung rà soát nguồn lực tránh dàn trải để đầu tư hiệu quả cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các vùng khó khăn, nhất là về giao thông tạo thuận lợi thông thương hàng hóa, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát huy thế mạnh nông lâm, hỗ trợ sản xuất nhằm xóa đói giảm nghèo.
Chủ tịch nước đề nghị lực lượng biên phòng cùng hệ thống chính trị cần làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ nhân dân, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chính sách cho người nghèo, xứng đáng là nòng cốt, làm chỗ dựa vững chắc cho nhân dân các dân tộc khu vực biên giới.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã tặng 100 suất quà cho bà con nghèo xã biên giới Mường Lạn, huyện Sốp Cộp. Sau khi trực tiếp khảo sát tại cơ sở, Chủ tịch nước và đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Sơn La.
Báo cáo với Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh cho biết, là tỉnh miền núi biên giới, Sơn La có 12 đồng bào các dân tộc cùng sinh sống, trong 11 huyện, 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo 99 xã và 1.340 bản có điều kiện kinh tế xã hội còn đặc biệt khó khăn. Với mục tiêu giảm nghèo nhanh, phát triển bền vững, sớm đưa tỉnh Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sơn La đã đoàn kết một lòng tập trung nhiều giải pháp thực hiện.
Nhìn lại 5 năm qua, tỉnh Sơn La mặc dù còn một số chỉ tiêu phải điều chỉnh giảm hoặc bổ sung cho phù hợp điều kiện thực tiễn, kinh tế xã hội tỉnh đã có chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 10%, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng tập trung phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Những mô hình kinh tế như trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc hay nuôi cá tầm đen, phát triển thủy sản lòng hồ Sông Đà đã từng bước nâng cao đời sống cho bà con các dân tộc đặc biệt là nhân dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La.
Đánh giá cao những chuyển biến tích cực của Sơn La trong thời gian qua, Chủ tịch nước cho rằng xu hướng tăng trưởng của tỉnh nhìn chung là đi lên, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở, các mô hình sản xuất tạo được động lực cho phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Sơn La cần phát huy thế mạnh nông lâm thủy sản, tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là ở các vùng khó để thúc đẩy phát triển. Tuy vậy, Chủ tịch nước nhấn mạnh việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư tràn lan không hiệu quả.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, từng là căn cứ của cách mạng, bên cạnh những kết quả tích cực, hiện Sơn La vẫn là tỉnh nghèo. Chủ tịch nước lưu ý đi đôi với tìm hướng ra cho thế mạnh của phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, Sơn La phải kiên nhẫn, kiên trì với mô hình đang làm nhưng không duy ý chí, đồng thời phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, thu hút ngành công nghiệp chế biến để giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đầu tư cho hạ tầng, Chủ tịch nước cho rằng phải đẩy mạnh nâng cao trình độ dân trí và tay nghề, chú trọng đào tạo nghề để có nguồn nhân lực chất lượng.
Nhìn lại những kết quả qua gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch nước đề nghị rà soát lại các chỉ tiêu, dồn sức tối đa để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu làm tiền đề cho nhiệm kỳ tới. Chủ tịch nước cũng đề nghị hệ thống chính trị địa phương chuẩn bị tốt cho đại hội Đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Cũng trong chuyến thăm và làm việc tại Sơn La, Chủ tịch nước và đoàn công tác đã tới dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Nhà ngục Sơn La, tưởng niệm các chiến sỹ cộng sản đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc./.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thăm và làm việc tại Campuchia  (17/01/2015)
IMF: Kinh tế toàn cầu đang chống chọi với “cơn gió ngược”  (17/01/2015)
Nhiều hoạt động trong Tuần Văn hóa Việt Nam tại Cộng hòa Cyprus  (17/01/2015)
Hướng tới kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng  (17/01/2015)
Tổng kết công tác nghiên cứu khoa học, lý luận chính trị năm 2014  (17/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên