Mỹ lần đầu tham dự diễn đàn đầu tư với vai trò đối tác tại Ấn Độ
22:58, ngày 07-01-2015
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 06-01-2015 thông báo, trong tuần này Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới Ấn Độ tham dự một diễn đàn đầu tư quan trọng và chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Barack Obama tới cường quốc châu Á này.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: theo kế hoạch, vào ngày 10-01 tới, Ngoại trưởng J. Kerry sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà đầu tư toàn cầu đang diễn ra tại thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, quê nhà của tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Đây là lần đầu tiên Mỹ tham dự diễn đàn này với vai trò là một nước đối tác.
Hội nghị các nhà đầu tư toàn cầu Gujarat được tổ chức hai năm/lần kể từ năm 2003 để thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương của Ấn Độ giáp giới Pakistan.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng J. Kerry diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực khôi phục quan hệ với Ấn Độ sau vụ tranh cãi ngoại giao xảy ra vào cuối năm 2013, khiến quan hệ giữa hai nước xấu đi nghiêm trọng. Chuyến thăm cũng nhằm mục đích thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Ấn Độ hiện ở mức 100 tỷ USD và hai nước đặt mục tiêu nâng con số này lên 500 tỷ USD trong tương lai.
Trong chuyến công du đầu tiên trong năm 2015 này, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ dự kiến cũng ghé thăm một số nước khác. Tuy nhiên địa điểm chính xác vẫn chưa được công bố.
Trước đó, vào tháng 11-2014, New Dehli và Washington đã đàm phán giải quyết bất đồng liên quan tới vấn đề trợ giá lương thực, vấn đề đe dọa đẩy Thỏa thuận Bali về nới lỏng rào cản thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) rơi vào tình trạng bế tắc.
Tiếp sau chuyến thăm của Ngoại trưởng J. Kerry, Tổng thống B. Obama sẽ có chuyến thăm chính thức Ấn Độ và sẽ là khách mời danh dự tại lễ duyệt binh nhân Ngày Cộng hòa của Ấn Độ được tổ chức vào ngày 26-01 tới. Đây được coi là một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự và tính đa dạng dân tộc của quốc gia Nam Á này.
Như vậy, ông B. Obama sẽ trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ hai lần đến thăm Ấn Độ./.
Hội nghị các nhà đầu tư toàn cầu Gujarat được tổ chức hai năm/lần kể từ năm 2003 để thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương của Ấn Độ giáp giới Pakistan.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng J. Kerry diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực khôi phục quan hệ với Ấn Độ sau vụ tranh cãi ngoại giao xảy ra vào cuối năm 2013, khiến quan hệ giữa hai nước xấu đi nghiêm trọng. Chuyến thăm cũng nhằm mục đích thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Ấn Độ hiện ở mức 100 tỷ USD và hai nước đặt mục tiêu nâng con số này lên 500 tỷ USD trong tương lai.
Trong chuyến công du đầu tiên trong năm 2015 này, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ dự kiến cũng ghé thăm một số nước khác. Tuy nhiên địa điểm chính xác vẫn chưa được công bố.
Trước đó, vào tháng 11-2014, New Dehli và Washington đã đàm phán giải quyết bất đồng liên quan tới vấn đề trợ giá lương thực, vấn đề đe dọa đẩy Thỏa thuận Bali về nới lỏng rào cản thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) rơi vào tình trạng bế tắc.
Tiếp sau chuyến thăm của Ngoại trưởng J. Kerry, Tổng thống B. Obama sẽ có chuyến thăm chính thức Ấn Độ và sẽ là khách mời danh dự tại lễ duyệt binh nhân Ngày Cộng hòa của Ấn Độ được tổ chức vào ngày 26-01 tới. Đây được coi là một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự và tính đa dạng dân tộc của quốc gia Nam Á này.
Như vậy, ông B. Obama sẽ trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ hai lần đến thăm Ấn Độ./.
Trung Quốc xử phạt hơn 70.000 quan chức vi phạm quy định  (07/01/2015)
Điện mừng Thủ tướng nước Cộng hoà Tuy-ni-di  (07/01/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt những đại biểu sinh viên tiêu biểu  (07/01/2015)
Trên 300 nguyên thủ quốc gia sẽ tham dự WEF 2015 tại Davos  (07/01/2015)
Chính thức tăng thuế nhập khẩu mặt hàng xăng lên 35%  (07/01/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên