Việt Nam và Nhật Bản hợp tác trong xây dựng phát triển đô thị
Chiều 03-01, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và Ngài Akihiro Ohta, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) đã có buổi hội đàm và ký kết Biên bản hợp tác trong xây dựng và phát triển đô thị.
Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định sự kiện này làm sâu sắc mối quan hệ giữa hai ngành xây dựng nói chung và hai Bộ nói riêng.
Quan hệ hợp tác giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản trong những năm qua đã phát triển tốt đẹp, mở rộng trong nhiều lĩnh vực như quản lý đầu tư, hoạt động xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị và hạ tầng, tăng cường năng lực...
Đặc biệt, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao việc Nhật Bản đã dành nguồn vốn ODA trong phát triển hạ tầng tại Việt Nam.
Ngài Akihiro Ohta cũng chia sẻ mong muốn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm giữa hai Bộ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện thông qua tổ chức thường niên các Hội nghị Việt - Nhật về xây dựng với các chủ đề khác nhau như công nghệ xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, cấp nước và nước thải, phát triển đô thị, phát triển nguồn nhân lực.
Hai Bộ đã ký kết các Biên bản ghi nhớ về các lĩnh vực hợp tác thoát nước, xử lý nước thải; phát triển ngành xây dựng; thúc đẩy triển khai dự án đô thị sinh thái tại Việt Nam.
Phía Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã cử chuyên gia sang làm việc tại Bộ Xây dựng để hỗ trợ công tác xây dựng cơ chế, chính sách.
Đặc biệt, hai Bộ đã hiện thực hóa những thảo luận, thống nhất tại kỳ họp của Ủy ban Hợp tác Việt - Nhật lần thứ 6 về hợp tác trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có nâng tầm quan hệ giữa hai ngành xây dựng bằng Biên bản Hợp tác tổng thể giữa hai Bộ do hai Bộ trưởng ký và tổ chức họp Thường niên cấp Thứ trưởng giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản.
Biên bản ký kết tập trung vào tám nội dung chính gồm xây dựng khuôn khổ pháp lý trong phạm vi quốc gia, xây dựng và thực hiện chính sách liên quan đến ngành xây dựng; thúc đẩy triển khai dự án đô thị sinh thái tại Việt Nam; thoát nước và xử lý nước thải; thúc đẩy phát triển ngành xây dựng trong đó có đào tạo nguồn nhân lực; phương pháp lập dự toán chi phí, quản lý hợp đồng - an toàn lao động - chất lượng công trình; phát triển nhà ở và thị trường bất động sản; quy hoạch và tái phát triển đô thị; nghiên cứu và nâng cao công nghệ phục vụ phát triển đô thị.
Biên bản hợp tác tổng thể giữa hai Bộ là cơ sở quan trọng để các đơn vị thuộc hai Bộ tiếp tục triển khai chi tiết các nội dung hợp tác cụ thể, làm sâu sắc hơn mối quan hệ tốt đẹp giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản./.
81 người tử vong vì tai nạn giao thông ba ngày đầu năm 2015  (03/01/2015)
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tới thăm Anh vào tuần sau  (03/01/2015)
Triển vọng của thị trường dầu mỏ thế giới năm 2015 còn mờ mịt  (03/01/2015)
Thủ tướng Modi: Khoa học đưa Ấn Độ lên vị trí hàng đầu thế giới  (03/01/2015)
Máy bay QZ8501 đã hạ cánh xuống biển và bị bão nhấn chìm?  (03/01/2015)
Giáo dục đào tạo 2014: Những quyết sách quan trọng khởi đầu đổi mới  (03/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển