Nhiều điểm mới trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi
TCCSĐT - Ngay sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm y tế; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Luật; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng thực hiện Luật Bảo hiểm y tế.
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01-01-2015, theo đó, quyền lợi bảo hiểm y tế của người dân sẽ được mở rộng. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có một số điểm mới quan trọng, khắc phục những hạn chế, bất cập hiện hành, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế và tính bền vững của Quỹ Bảo hiểm y tế để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Về danh mục thuốc bảo hiểm y tế, sau khi cân nhắc dựa trên cơ sở các tiêu chí chất lượng, bảo đảm đủ thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị, có cân nhắc đến yếu tố chi phí, hiệu quả và khả năng chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế, có sự thống nhất cao giữa Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và đại diện cơ sở khám, chữa bệnh với sự tư vấn của các chuyên gia liên quan đến chuyên ngành, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17-11-2014 về danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế, gồm: 845 hoạt chất, 1064 thuốc tân dược và 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu.
Loại khỏi danh mục 111 thuốc bị ngừng cấp số đăng ký lưu hành hoặc số đăng ký lưu hành hết hiệu lực để bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Bổ sung mới 37 thuốc thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, phù hợp với sự phát triển khoa học của công nghệ dược. Bổ sung dạng dùng 22 thuốc và mở rộng tuyến sử dụng 77 thuốc nhằm tạo điều kiện cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp cận thuốc điều trị tại tuyến cơ sở như bệnh viện huyện, trạm y tế xã, phường; giảm bớt chi phí đi lại cho người bệnh, đồng thời góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đưa 11 thuốc điều trị ung thư, chống thải ghép ngoài danh mục thuốc tại Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14-8-2009 để quản lý, kiểm soát tốt hơn và các cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm cung ứng theo quy định; tạo điều kiện để người bệnh sớm được tiếp cận điều trị các thuốc này.
Danh mục 25 thuốc quy định tỷ lệ thanh toán là các thuốc có chi phí điều trị lớn, chủ yếu là thuốc điều trị ung thư để bác sĩ cân nhắc khi chỉ định, kê đơn thuốc nhằm quản lý tốt hơn, vừa đáp ứng yêu cầu điều trị nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế, phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế trong giai đoạn chuyển tiếp, Bộ Y tế đã triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15-11-2014 quy định không áp dụng tỷ lệ thanh toán đối với một số đối tượng như người có công, trẻ em dưới 6 tuổi. Trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế vào viện trước ngày Thông tư số 40/2014/TT-BYT có hiệu lực nhưng còn đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh thì thực hiện theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11-7-2011 cho đến khi người bệnh ra viện.
Riêng đối với bệnh nhân bị ung thư đang sử dụng 4 thuốc: Doxorubicin, Erlotinib, Gefitinib, Sorafenib tại cơ sở khám, chữa bệnh trước thời điểm Thông tư số 40/2014/TT-BYT có hiệu lực thì tiếp tục được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí theo quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BYT cho đến hết liệu trình điều trị./.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015  (30/12/2014)
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12-2014  (30/12/2014)
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách tư pháp  (29/12/2014)
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách tư pháp  (29/12/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên