Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Dự buổi làm việc có đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các cơ quan tư pháp Trung ương.
Theo Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, năm 2014, các Tòa án đã giải quyết, xét xử 385.356 vụ án các loại trong tổng số 415.038 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 92,8%). Số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án là 1,61% (giảm 0,1%), đáp ứng được yêu cầu theo Nghị quyết 63 của Quốc hội. Các tội phạm về tham nhũng đều được xử lý nghiêm minh, đặc biệt đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước. Tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án treo giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước (chiếm 18,8% trong số các bị cáo đã xét xử).
Tòa án nhân dân tối cao đã tham gia tổ công tác liên ngành Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an xem xét, thụ lý 102 trường hợp có đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân, tử hình, trong đó đã xem xét, giải quyết 55 trường hợp; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 3 trường hợp do vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong số 47 trường hợp còn lại, qua rà soát cho thấy chỉ có 13 trường hợp kêu oan và đang được tiếp tục xem xét, giải quyết, còn lại là đơn đề kêu oan nhưng hầu hết nội dung đề nghị chỉ xin giảm nhẹ hình phạt hoặc xem xét lại phần trách nhiệm dân sự,…
Góp ý với công tác của ngành tòa án, các đại biểu đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tăng cường hoạt động giám sát công tác xét xử; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Thẩm phán, cán bộ tòa án để hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót trong hoạt động xét xử. Các đại biểu cũng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo nâng cao hơn nữa việc tranh tụng tại tòa án các cấp theo tinh thần cải cách tư pháp; chủ động xử lý đơn, thư khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp, xét xử của tòa án ngay từ các địa phương, giảm thiểu lượng đơn thư vượt cấp. Nhiều ý kiến tại buổi làm việc tán thành với việc đề nghị Quốc hội tăng cường biên chế, cơ sở vật chất cho tòa án các cấp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử và công tác tòa án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, trong năm 2014, mặc dù số lượng các loại vụ án phải giải quyết là rất lớn, nhưng kết quả hoạt động của ngành tòa án tiếp tục có những chuyển biến tích cực, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu theo các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII; bám sát các nghị quyết của Đảng đề ra; làm tốt công tác xây dựng pháp luật và triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.
Đặc biệt, Chủ tịch nước đánh giá cao cố gắng của ngành tòa án trong việc khắc phục một số hạn chế, tồn tại từ những năm trước, nhất là việc xử lý, giải quyết một số vụ án oan sai. Biểu dương tinh thần “thấy sai, dám sửa”, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Làm Cách mạng thì không thể tránh khỏi sai sót nhưng cần thẳng thắn nhìn nhận, khắc phục và sửa chữa. Chủ tịch nước đề nghị ngành tòa án khắc phục, sửa chữa tốt hơn nữa một vài vụ án oan sai đã được phát hiện, hướng đến bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người, bảo đảm công lý, công bằng xã hội.
Trên tinh thần đó, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đề nghị ngành tòa án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án; thực hiện tốt một số giải pháp về tăng cường tranh tụng tại phiên tòa; chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tinh thần, trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
Tòa án nhân dân tối cao cũng cần tiếp tục triển khai tốt việc thi hành Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tám vừa qua; trong đó cần tập trung hoàn thành các đề án về tổ chức, bộ máy, nhân sự, cũng như các văn bản hướng dẫn trong toàn hệ thống.
Để bảo đảm cho việc triển khai xây dựng mô hình Tòa án 4 cấp theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án sửa đổi, Chủ tịch nước đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tiến hành xây dựng ngay Đề án về cơ cấu, vị trí, việc làm của từng cấp, từng đơn vị Tòa án, xác định số lượng biên chế đối với từng chức danh cụ thể nhằm bảo đảm đủ số lượng Thẩm phán, các chức danh tư pháp và công chức khác của tòa án các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra./.
Tổng cục Chính trị làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng  (30/12/2014)
Đã vớt được 40 thi thể nạn nhân máy bay rơi QZ8501 của AirAsia  (30/12/2014)
Chủ tịch nước yêu cầu ngành công an dựa vào sức mạnh của toàn dân  (30/12/2014)
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương  (30/12/2014)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đại sứ Đan Mạch  (30/12/2014)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam