FTA là điểm nhấn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2015
Nhiều hiệp định thương mại tự do và các cuộc đối thoại hay thương thảo tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành điểm nhấn trong năm tới.
Các học giả đều tán đồng quan điểm rằng hội nhập khu vực cũng là một bước trong tiến trình hội nhập của các nền kinh tế vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo giới mới đây, ông Doborah Elms, Giám đốc điều hành Trung tâm tư vấn thương mại châu Á có trụ sở tại Singapore, cho biết chuỗi cung ứng trở nên lớn hơn và sâu rộng hơn so với điều mọi người vẫn nghĩ.
Dịch vụ đi kèm và nguồn vốn đầu tư cũng rất đáng kể. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các nước thành công trong việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán và trong chuỗi cung ứng sẽ tiến xa hơn so với các nước không thực hiện điều này.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nỗ lực tiến tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Hiệp hội gồm 10 nước thành viên ASEAN đã đưa ra scorecard để "đo lường" sự tiến triển trong quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và AEC là trụ cột chính để hình thành Cộng đồng khu vực. Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng khoảng 85% mục tiêu đề ra đã hoàn tất, nhưng thừa nhận 15% còn lại là nhiệm vụ thách thức nhất.
Phó giáo sư Kaewkamol Pitakdumrongkit thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho rằng những công việc đã làm chủ yếu liên quan đến vấn đề giảm thuế, trong khi các mục tiêu còn lại cần được thực hiện liên quan đến các lĩnh vực phi thuế quan, thương mại dịch vụ, tự do hóa đầu tư và sự luân chuyển tự do nguồn lao động lành nghề.
Các quan chức ASEAN mới đây cho biết năm 2015 sẽ trở thành dấu mốc trong việc tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực. ASEAN vừa đưa ra kế hoạch để đưa tiến trình xây dựng cộng đồng chung vào một giai đoạn mới.
Theo bà Kaewkamol, việc đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực là sự thay đổi quan trọng nhất trong thập niên tới. Hy vọng ASEAN sẽ tính tới điều này trong kế hoạch mới.
Trong khi đó, Trung Quốc và ASEAN đã bắt đầu đàm phán về việc nâng cấp thỏa thuận thương mại tự do sẵn có, trong đó nhấn mạnh tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư. Phía Trung Quốc đưa ra một số đề xuất, bao gồm Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 và Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á.
Một thỏa thuận khác đang được dõi theo là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với sự tham gia của ASEAN và sáu nền kinh tế đối tác. Mục tiêu của các nước tham gia là hoàn tất đàm phán về tự do thương mại khu vực trong năm 2015. Một số người cho rằng mục tiêu này không dễ dàng thực hiện, vì các nước tham gia vẫn đang tranh cãi về cách thức đàm phán và vấn đề tiếp cận thị trường.
Trong khi đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng tiếp tục được mọi người quan tâm trong năm 2015, dù giới học giả nhìn nhận không giống nhau về triển vọng của hiệp định nhiều tham vọng này./.
Chủ tịch nước tiếp tục các hoạt động thăm Vương quốc Campuchia  (25/12/2014)
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổng kết năm 2014, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015  (24/12/2014)
Bốn đối tượng được cử đi đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước  (24/12/2014)
Ấn Độ tìm kiếm “mùa xuân mới” cho nền kinh tế  (24/12/2014)
Chủ tịch nước gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt ở Campuchia  (24/12/2014)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay